Lợi thế khi cha mẹ có học vấn cao
Báo cáo của OECD dựa trên kết quả khảo sát ở tất cả các nhóm tuổi, những người có cha mẹ đủ điều kiện có khả năng theo đuổi học tập cao hơn so với các bạn bè cùng lứa của họ. Nhưng ở Singapore, khoảng cách đã giảm đáng kể trong những năm qua.
Trong những năm 1950, một người nào đó sinh ra với cha mẹ chỉ có trình độ giáo dục THCS, sẽ có thấp hơn 20% cơ hội hoàn thành giáo dục ĐH. Bây giờ, một người như vậy có khoảng 60% cơ hội để đạt được điều đó. Đối với những người sinh ra với ít nhất bố hoặc mẹ có trình độ ĐH, cơ hội hoàn thành ĐH của họ tăng từ hơn 70% lên hơn 90%.
Báo cáo của OECD cũng lưu ý tới những HS có hoàn cảnh khó khăn ở quốc đảo này mà cha mẹ của họ kém học vấn hơn so với các bạn bè cùng trang lứa trên khắp thế giới. Báo cáo ghi nhận khoảng một nửa số trẻ em 15 tuổi đến từ Singapore nằm trong hoàn cảnh này có tên trong số các HS hàng đầu trên toàn cầu. Nhiều người trong số họ cũng có các kỹ năng cốt lõi về khoa học, đọc và toán, theo Chương trình cho kết quả đánh giá HS quốc tế.
Nghiên cứu của OECD đã phát hiện ra rằng với việc nhiều người trưởng thành được đào tạo ĐH hơn, tỷ lệ người Singapore vượt qua cha mẹ của họ đã bắt đầu giảm. Ít hơn những người trong độ tuổi từ 26 đến 35 đạt được trình độ học vấn cao hơn cha mẹ, so với những người trong nhóm từ 36 đến 45. Kết quả của OECD dựa trên dữ liệu từ 72 quốc gia và nền kinh tế tham gia vào các bài kiểm tra PISA trước đó, cùng với một cuộc khảo sát kỹ năng dành cho người trưởng thành.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ có một trong 10 người thuộc nhóm này có thể theo kịp với những người giỏi nhất trong số các bạn đồng lứa của mình trong giai đoạn đầu sự nghiệp. Nhiều HS có hoàn cảnh khó khăn ở Singapore cũng có khuynh hướng được xếp vào cùng một trường học, do lựa chọn của gia đình hoặc sự sắp xếp của chính quyền để có thể tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho người học.
Báo cáo của OECD cho thấy Singapore đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ thấp của HS trong lĩnh vực kinh tế - xã hội; các điểm số cao của họ đạt được thuộc về lĩnh vực khoa học, toán và đọc.
Trong báo cáo về sự đảm bảo công bằng trong giáo dục, OECD nhấn mạnh rằng, các HS có hoàn cảnh khó khăn trên thế giới phải đối mặt với nhiều rào cản đối với việc học tập như thế nào, từ việc thiếu các nguồn tài nguyên như sách và trò chơi, để tiếp cận giáo dục sớm. Nhưng điều này không diễn ra ở Singapore.
|
Mở ra tầm nhìn mới cho giáo dục
Bộ Giáo dục Singapore (MOE) cho biết, các kết quả được chỉ ra bởi báo cáo của OECD rất đáng hoan nghênh, khi thấy rằng sự biến đổi về giáo dục qua các thế hệ đã được cải thiện qua nhiều năm, vì nó mở ra con đường học tập kỹ thuật và dạy nghề, đồng thời đảm bảo rằng mọi trường học và cơ sở giáo dục đều có nguồn lực đầy đủ.
MOE cũng nói rằng, HS từ các gia đình ít giàu có ở đây được hỗ trợ tốt hơn so với các bạn bè đồng lứa của họ ở các nước khác về mọi mặt. Nhưng MOE thừa nhận báo cáo cho thấy cần phải có nhiều công việc hơn để đảm bảo sự đa dạng xã hội tốt và hòa nhập trong trường học.
MOE đã nhấn mạnh rằng tất cả các trường đều có nguồn lực tốt và được đầu tư nhiều vào việc cung cấp giáo dục chất lượng cao cho các HS có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ, nhà nước đã thiết lập các trường chuyên biệt cho HS bình thường (học chuyên về kỹ thuật) hoặc những người không vượt qua kỳ thi hết tiểu học.
MOE cũng nói rằng những nỗ lực để tăng cường hỗ trợ nhiều hơn cho những HS có nhu cầu thông qua các chương trình đọc, viết và toán cũng đã được đền đáp, vì HS từ những gia đình có điều kiện kinh tế khiêm tốn đã làm rất tốt theo các tiêu chuẩn quốc tế. Có một điều mà MOE lưu ý là trong tương lai, điều quan trọng hơn cho mọi người là phát triển các kỹ năng thay vì theo đuổi trình độ học vấn một mình.