Quyết định táo bạo
Lý Quang Diệu (1923 - 2015), gốc gác tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Là người gốc Hoa, nhưng Lý Quang Diệu lại nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và không biết tiếng Hoa. Mãi đến năm 32 tuổi (1955) ông mới bắt đầu học tiếng Hoa. Thời đó, 70% dân số Singapore nói tiếng Hoa, chỉ có khoảng 20% nói tiếng Anh.
Sau khi giành được độc lập, mặc dù phần lớn người Singapore và chính bản thân Lý Quang Diệu cũng là một người gốc Hoa, nhưng với tư cách là Thủ tướng Singapore ông lại đệ trình chính phủ không chọn tiếng Hoa mà là tiếng Anh để làm ngôn ngữ chính cho đảo quốc này. Quyết định này được Lý Quang Diệu giải thích là sẽ giúp người dân Singapore dễ dàng tiếp xúc với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc và cả thị trường mới nổi là Ấn Độ, Malaysia, những nước có số người sử dụng tiếng Anh rất cao và lại rất gần Singapore.
Do đó, chính phủ Singapore chủ trương mọi người đều phải học và sử dụng tiếng Anh. Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhắc nhở dân chúng rằng, nếu không học tiếng Anh, chính phủ sẽ không đảm bảo được việc làm cho mỗi người.
“Nếu chúng tôi học một thứ tiếng mẹ đẻ, chúng tôi sẽ không thể kiếm sống được” - Lý Quang Diệu viết trong hồi ký của mình.
Tuy nhiên, người Singapore gốc Hoa lập tức đã phản đối Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông đưa ra quyết định đưa tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức trong trường phổ thông. Để bảo vệ lập trường của mình, Lý Quang Diệu cứng rắn tuyên bố: “Muốn chống lại thì hãy bước qua xác của tôi”.
Cha con Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long, hai vị Thủ tướng được lòng dân của Đảo quốc Singapore |
Thành công hơn mong đợi
Và thực tế cho thấy, việc chọn ngôn ngữ dễ phổ biến như tiếng Anh là quyết định đúng đắn của nhà lãnh đạo này thay vì quay lại với tiếng Hoa và chữ Hán đang dần bị khu biệt với các ngôn ngữ phổ thông trên thế giới. Nhất là vào thời đó kinh tế Trung Quốc đại lục vẫn chưa phát triển như bây giờ và chưa có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thế giới.
Nhờ có thế hệ trẻ em giỏi tiếng Anh đầu tiên này, Singapore đã cất cánh, từ một nước thuộc thế giới thứ ba trở thành một con rồng của châu Á, một nước công nghiệp mới (NIC).
Nhờ có thế hệ trẻ em giỏi tiếng Anh đầu tiên này, Singapore đã cất cánh, từ một nước thuộc thế giới thứ ba trở thành một con rồng của châu Á, một nước công nghiệp mới (NIC).
Bên cạnh đó, tiếng Anh còn là để hòa hợp giữa các cộng đồng dân cư. Sau các xung đột về sắc tộc, từ năm 1966 tất cả những trường tiểu học ở Singapore đều học song ngữ, gồm tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. Tất cả học sinh phổ thông, trước khi xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ, hát quốc ca, đọc lời thề danh dự đối với tổ quốc bằng tiếng Malaysia, tiếng Trung Quốc, tiếng Tamil và tiếng Anh. Tiếng Anh, theo Lý Quang Diệu, “đóng vai trò như một ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn những xung đột nảy sinh giữa các sắc tộc với nhau”. Sự ổn định về chính trị càng làm tăng thêm cơ hội cho Singapore phát triển.
Về kinh tế, nhờ có tiếng Anh mà đến những năm 1990 Singapore đi đầu trong việc sản xuất ổ cứng vi tính, sản lượng chiếm 77% tổng sản lượng của thế giới, chủ yếu bán cho Mỹ.