Siêu tên lửa Astra Ấn Độ sắp thử diệt mục tiêu thật

Tên lửa không - đối - không tiên tiến Astra của Ấn Độ sắp thử nghiệm lần thứ hai, tấn công một mục tiêu thật.
Tên lửa đối không Astra được phóng thử từ máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Tên lửa đối không Astra được phóng thử từ máy bay chiến đấu Su-30MKI.

Sau thành công của lần thử nghiệm tên lửa không - đối - không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) Astra từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. 

Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu cho lần thử nghiệm tiếp theo, được tiết lộ là sẽ diễn ra trong vòng vài tháng tới, vẫn từ máy bay chiến đấu quen thuộc Su-30MKI.

Tuy nhiên, theo giới báo chí Ấn Độ. Ở lần thử nghiệm tới, tên lửa Astra sẽ được thử nghiệm để tấn công một mục tiêu giả trên không ở khoảng cách đúng với tên gọi của nó - ngoài tầm nhìn.

Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ cũng đã lên hàng loạt kế hoạch thử nghiệm tên lửa này trong năm nay và năm tới để có thể kết thúc giai đoạn xác định các thông số kỹ thuật thử nghiệm cho tên lửa mới.

Nếu không có gì trở ngại, việc sản xuất loạt tên lửa Astra sẽ diễn ra vào năm 2016 với hai biến thể: Astra-1đạt tầm bắn xa 44km với xác suất trúng đích ngay trong lần phóng đầu tiên và biến thể Astra-2 sẽ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa trên 100km.

Trong kế hoạch thử nghiệm của DRDO, biến thể Atra-2 dự kiến sẽ được thử nghiệm từ bệ phóng t vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Sau khi hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm, tên lửa không - đối - không ngoài tầm nhìn Astra sẽ được Không quân Ấn Độ đưa vào trang bị cho các máy bay chiến đấu như Su-30MKI, MiG-29 và loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ nội địa Tejas. 

Tên lửa Astra sẽ mở ra cho Không quân Ấn Độ một tương lai mới trong việc tự chủ thiết kế và chế tạo một loại tên lửa không - đối - không có thể tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn, qua đó thay thế cho những loại tên lửa đắt tiền của Nga, Pháp và Israel.

Với khả năng khóa mục tiêu cả trước và sau khi phóng, có thể đối kháng điện tử tuyệt vời, trang bị đầu dò radar chủ động giai đoạn cuối, động cơ đẩy không khói, hiệu quả trong kịch bản tác chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, DRDO nói rằng tên lửa Astra sẽ trở thành một "sát thủ diệt chim sắt" của Không quân Ấn Độ trong những cuộc không chiến tương lai.

Theo baodatviet.vn
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.