Bất ngờ với pháo phòng không tự hành bề ngoài giống Shilka

GD&TĐ - Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo vẫn đang được nhiều quốc gia trên thế giới tin dùng.

Bất ngờ với pháo phòng không tự hành bề ngoài giống Shilka

Quân đội Triều Tiên được trang bị pháo phòng không tự hành trông giống như loại ZSU-23-4 Shilka của Liên Xô. Tuy nhiên khi quan sát kỹ hơn, chúng ta có thể thấy rõ ràng là có một chiếc xe hoàn toàn khác.

Nếu phiên bản Shilka cơ sở, đúng như tên gọi, có thể tấn công đối phương bằng 4 khẩu pháo bắn nhanh 23 mm, thì phiên bản do Triều Tiên chế tạo chỉ có 2 khẩu pháo như vậy, hơn nữa cỡ nòng lên tới 30 mm.

Sự thật là hải pháo AK-230 của Hải quân Liên Xô đã được cải tiến để lắp đặt trên xe xích để triển khai trên bộ. Tầm bắn tối đa của pháo là 6.800 m, tốc độ tác xạ 1.050 viên một phút cho mỗi nòng, cơ số đạn gồm 2000 viên, hệ thống ngắm bắn bằng radar.

zsu.jpg
Pháo phòng không bề ngoài giống với ZSU-23-4 của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.

Theo dữ liệu xuất hiện trên Internet, trọng lượng của một hệ thống vũ khí như vậy - được phương Tây định danh là M-1989/92 vào khoảng hai chục tấn. Công suất động cơ lên đến 280 mã lực, cho tốc độ tối đa trên đường cao tốc không dưới 50 km/giờ.

Giáp của xe có độ dày chỉ 14 mm, giúp bảo vệ chống lại vũ khí cỡ nhỏ. Kíp chiến đấu gồm có 4 người. Giới truyền thông ước tính có tới 600 hệ thống như vậy đã được sản xuất.

Có ý kiến ​​cho rằng chỉ cần hiện đại hóa một chút, ví dụ như lắp đặt camera ảnh nhiệt, hệ thống pháo phòng không tự hành này có thể tiêu diệt hiệu quả các máy bay không người lái, nhưng dĩ nhiên đây chỉ là lý thuyết và cần được kiểm nghiệm trong thực tế.

Pháo phòng không ZU-23-2 hoàn toàn bất lực trước UAV cảm tử Lancet.
Theo vestnik-rm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ