SGK cho năm học mới: Lắng nghe ý kiến phụ huynh

GD&TĐ - Chỉ thị số 643 của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông được giáo viên, nhà trường và phụ huynh ủng hộ.

Học sinh Thủ đô quyên góp sách giáo khoa tặng bạn vùng cao tại Trường Tiểu học Nấm Dẩn - xã Nấm Dẩn (huyện Xín Mần, Hà Giang). Ảnh minh họa
Học sinh Thủ đô quyên góp sách giáo khoa tặng bạn vùng cao tại Trường Tiểu học Nấm Dẩn - xã Nấm Dẩn (huyện Xín Mần, Hà Giang). Ảnh minh họa

Với tinh thần nhân văn, giáo viên, nhà trường đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để hỗ trợ học sinh, phụ huynh có sách giáo khoa cho năm học mới.

Nhà trường đồng thuận

Tán thành với Chỉ thị 643, cô Ma Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nhận định: Trong Chỉ thị, yêu cầu trường học không lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác để học sinh, phụ huynh mua và sử dụng là điểm nhân văn, phù hợp.

Theo cô Xuân, nhiều năm qua, Trường Tiểu học số 1 Phố Ràng không đưa sách bài tập, tham khảo vào danh mục bộ sách giáo khoa. Đặc biệt, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới, sách bài tập, sách tham khảo đã không còn phù hợp, không đồng bộ với danh mục sách giáo khoa.

“Chúng tôi không gợi ý học sinh mua sách bài tập, tham khảo kèm theo sách giáo khoa. Nhưng việc thiết lập danh mục sách giáo khoa vẫn cần thiết. Theo  CT GDPT mới, nhà trường sử dụng sách giáo khoa từ ba bộ Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo nên nếu không thiết lập danh mục, phụ huynh có thể bị rối, khó tìm mua đúng sách cho con.

Ngoài ra, tại địa phương, việc tự mua sách giáo khoa tương đối khó vì nguồn sách khan hiếm. Phụ huynh có thể mua theo danh mục sách giáo khoa của nhà trường”, cô Xuân chia sẻ, đồng thời bày tỏ: Tại Chỉ thị này, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường bố trí kinh phí hợp lý để mua sách cho thư viện; cho học sinh mượn sách giáo khoa để học tập. Đồng thời, trường động viên học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện. Quy định này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng sử dụng sách lãng phí.

“Tôi rất mừng vì Chỉ thị mới đã nhấn mạnh việc cấm lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo... Trên cơ sở này, các nhà trường nên lập danh mục sách rõ ràng, tách riêng sách giáo khoa với sách bài tập, sách tham khảo để tránh nhập nhèm. Phụ huynh có thể nói không với các sách không bắt buộc”, anh Bình nhấn mạnh.

Thầy Lê Văn Bảy, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, bày tỏ: Việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa là sự thấu hiểu, chia sẻ với điều kiện kinh tế của phụ huynh, đặc biệt những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trên tinh thần này, nhà trường tuyên truyền học sinh các lớp trao tặng sách cho các em khối dưới trong gia đình, họ hàng. Ngoài ra, học sinh có thể tặng sách cho thư viện để nhà trường trao tặng học sinh khó khăn.

“Chúng tôi quán triệt đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tuyên truyền, nhắc nhở học sinh giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa. Trước thềm năm học mới, nhà trường cũng tăng cường bổ sung các đầu sách quan trọng, thiết yếu để phục vụ cán bộ giáo viên, học sinh trong hoạt động dạy và học”, thầy Bảy cho hay.

Phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa cho con trước thềm năm học mới. Ảnh: IT
Phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa cho con trước thềm năm học mới. Ảnh: IT

Mua sách và mượn sách

Là trường thuộc vùng khó khăn, nhiều học sinh dân tộc thiểu số, cô Hồ Thị Thanh Tuyền, giáo viên Trường Tiểu học Châu Điền A, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhận định: Chỉ thị 643 đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn.

Một bộ sách nếu kèm theo sách tham khảo, sách bài tập có thể vượt quá 700.000 đồng. Nếu nhà có đông anh em, phụ huynh sẽ không thể xoay xở được khoản tiền lớn như vậy”, cô Tuyền cho hay.

Với nhiều gia đình học sinh, việc chuẩn bị đủ sách giáo khoa đầu năm học là một vấn đề khó. Vì vậy, bản thân không khuyến khích phụ huynh mua sách tham khảo. Hàng năm, giáo viên sẽ xin sách, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ sách cho học sinh. Nhà trường cũng xây dựng thư viện dùng chung cho học sinh mượn sách.

“Một bộ sách nếu kèm theo sách tham khảo, sách bài tập có thể vượt quá 700.000 đồng. Nếu nhà có đông anh em, phụ huynh sẽ không thể xoay xở được khoản tiền lớn như vậy”, cô Tuyền cho hay.

Có hai con đang học lớp 7 và lớp 10, anh Nguyễn Văn Bình, sống tại quận Hà Đông, Hà Nội, cho biết: Kết thúc năm học, gia đình nhận được một danh mục sách cần mua trước thềm năm học mới. Bản thân không rành cuốn nào là sách giáo khoa, cuốn nào là sách bài tập, giá trị sử dụng ra sao nên đăng ký cả bộ với số tiền khá cao.

“Tôi rất mừng vì Chỉ thị mới đã nhấn mạnh việc cấm lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo... Trên cơ sở này, các nhà trường nên lập danh mục sách rõ ràng, tách riêng sách giáo khoa với sách bài tập, sách tham khảo để tránh nhập nhèm. Phụ huynh có thể nói không với các sách không bắt buộc”, anh Bình nhấn mạnh.

Theo anh Bình, trước khi đăng ký mua sách, giáo viên chủ nhiệm cần thông tin đến phụ huynh về từng cuốn sách, thuộc bộ sách nào, giá trị sử dụng ra sao... Từ đó, phụ huynh sẽ chiếu theo nhu cầu, khả năng học tập của con và hoàn cảnh gia đình để đăng ký mua phù hợp.

Đồng tình với quan điểm của anh Bình, chị Phạm Thị Thiên Lý, sống tại quận Tân Bình, TPHCM, cho rằng, các nhà trường nên tổ chức giới thiệu, phân biệt giữa sách bắt buộc và sách tham khảo. Dựa trên nhu cầu, phụ huynh sẽ đăng ký mua sách phù hợp. Điều này cũng giúp việc thực hiện CT GDPT mới thuận lợi do phụ huynh thấy được ưu điểm, có thể duy trì thói quen tận dụng sách cũ.

Theo anh Bình, trước khi đăng ký mua sách, giáo viên chủ nhiệm cần thông tin đến phụ huynh về từng cuốn sách, thuộc bộ sách nào, giá trị sử dụng ra sao... Từ đó, phụ huynh sẽ chiếu theo nhu cầu, khả năng học tập của con và hoàn cảnh gia đình để đăng ký mua phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.