Sau phản ánh "hứng sóng" của Báo GD&TĐ: "Sóng" đã phủ tới học sinh vùng khó

GD&TĐ - Khu vực bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã được phủ sóng 4G, tạo điều kiện cho các em học sinh nơi đây có mạng Internet để học tập trực tuyến.

Mạng viễn thông đã được lắp đặt tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Ảnh: P.T.N.).
Mạng viễn thông đã được lắp đặt tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Ảnh: P.T.N.).

Ngày 1/10, thông tin từ Chi nhánh Viettel Quảng Bình cho biết, đơn vị này đã triển khai việc phủ sóng 4G tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy. Từ nay, người dân địa phương sẽ được kết nối với thế giới qua internet, đặc biệt là tạo điều kiện để các em học sinh có thể học online dễ dàng hơn trong thời điểm dịch Covid-19.

Trước đó, như GD&TĐ đã thông tin trong bài viết “Học sinh dựng lều bên vách núi “hứng” sóng học trực tuyến”, kể về câu chuyện đón sóng học trực tuyến của 2 em Huyền và Son, học sinh người Vân Kiều tại bản Bạch Đàn.

Mặc dù có điện thoại, nhưng ở bản làng các em không có mạng viễn thông. Để có thể học tập trực tuyến, 2 chị em Son và Huyền đã vượt quảng đường xa, tìm lên khu vực đồi cao để "hứng" sóng 3G, tham gia lớp học, nghe thầy cô giảng bài. Câu chuyện của Huyền và Son thể hiện sự hiếu học, vượt khó của học sinh tại bản Bạch Đàn nói riêng và các bản làng vùng cao nói chung của tỉnh Quảng Bình.

Sau khi bài viết được đăng tải, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình trao đổi với đơn vị viễn thông để thống nhất các phương án. Trong đó, đã lập đoàn tổ chức tới hiện trường để khảo sát vị trí, địa điểm để lắp trạm phát sóng hợp lý, nhanh chóng phủ sóng 4G.

Đến chiều tối qua (30/9), Viettel Quảng Bình đã triển khai xong việc phủ sóng 4G tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy. Ngoài ra, đơn vị đang tiếp tục rà soát, lên kế hoạch để tiếp tục đưa sóng 4G đến được với nhiều bản, làng trên địa bàn tỉnh.

Ông Phạm Thanh Nam, Giám đốc Chi nhánh Viettel Quảng Bình cho biết, việc đưa mạng 4G về với vùng sâu, vùng xa đã được đơn vị triển khai tích cực từ trước đến nay, với mong muốn người dân đều được tiếp cận internet, học sinh được học tập, cũng như đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.