Sắp mâm cỗ cúng mùng 2 Tết Quý Mão các miền khác nhau thế nào?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong 3 mùng dịp Tết Nguyên Đán, việc thờ cúng trong mỗi nhà có ý nghĩa thiêng liêng để cầu một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn.

Sắp mâm cỗ cúng mùng 2 Tết Quý Mão các miền khác nhau thế nào?

Với mong muốn năm mới đủ đầy, bình an, mâm cúng mùng 2 Tết được mọi nhà chuẩn bị chu đáo, bày biện đủ món.

Ý nghĩa văn khấn mùng 2 Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán chính là dịp để toàn thể các con cháu gần xa trong gia đình đoàn viên, sum họp bên nhau sau một năm dài. Vào ngày mùng 2 Tết, đa phần người Việt Nam dành thời gian để đi chúc Tết cho người thân, bà con họ hàng gần xa. Ngoài ra, khâu cúng kiến cũng cần được thực hiện đầy đủ kể từ ngày mùng 1 Tết cho tới ngày hóa vàng.

Truyền thống thờ cúng vào dịp Tết được sinh ra là để con cháu bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với những vị thần linh, ông bà tổ tiên vì đã đùm bọc và chở che gia đình để có 1 năm bình an. Đồng thời, họ cũng cầu nguyện rằng tổ tiên cùng với những vị chư thần cai quản ở khu đất nhà ở phù hộ cho việc kinh doanh, sự nghiệp, cuộc sống luôn sung túc, đầy đủ và gặp nhiều may mắn.

Để việc thờ cúng được suôn sẻ và tươm tất, chủ nhà cần chuẩn bị đầy đủ những bài văn khấn mùng 2 Tết cùng mâm cúng. Đây là điều rất cần thiết để bậc con cháu thể hiện sự biết ơn, thành kính với những vị thần linh và ông bà gia tiên trong nhà và cầu nguyện được một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn.

Cách chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 2 Tết Quý Mão ở 3 miền Bắc, Trung Nam

Cách để chuẩn bị mâm cúng và văn khấn mùng 2 Tết 2023 cũng không có gì khác biệt quá nhiều so với ngày mùng 1 năm mới. Ngoài ra, các bạn cũng có thể thoải mái tùy biến, thêm thắt và sáng tạo để mâm cỗ cúng được mới lạ và hấp dẫn hơn.

Miền Bắc

Tại miền Bắc của nước ta, mâm cơm cúng vào mùng 2 dịp Tết cổ truyền thường bao gồm:

1 con gà luộc (có thể thay bằng Bánh chưng)

Đĩa đồ xào hoặc gỏi

Canh rau củ

Chả lụa, nem rán hoặc giò thủ

Mâm cúng tại miền Bắc nước ta có phần nhiều và thịnh soạn hơn so với các khu vực khác.

Miền Trung

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Trung thường được bày trên chiếc bàn tròn. (Ảnh: Hà Trần).

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Trung thường được bày trên chiếc bàn tròn. (Ảnh: Hà Trần).

Các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… có cách chưng mâm cỗ tương đương với miền Bắc. Tuy nhiên, khu vực từ Huế trở xuống thì số lượng cũng như hương vị các món ăn đã có sự thay đổi. Người miền Trung thường không gói bánh chưng mà thay vào đó họ dùng bánh tét.

Bên cạnh những món phổ thông có ở mọi miền như: giò, xôi, gà luộc, người Trung thường làm các món ăn đơn giản, dễ làm khác như: chả ram, rau xào, rau sống, thịt kho,… Toàn bộ đồ ăn được chia ra thành từng dĩa nhỏ nhằm thể hiện sự chia sẻ và chắt chiu.

Thỉnh thoảng, người dân miền Trung cũng dâng những thực phẩm và món ăn chay lên mâm cỗ, đặc biệt là ngày mùng 1. Các món ăn đều được nêm nếm hơi mặn và khá cay như chứa chan sự khó khăn, chất phác của những con dân miền biển.

Miền Nam

Mâm cỗ cúng Tết Cổ truyền đặc trưng miền Nam với bát canh khổ qua
Mâm cỗ cúng Tết Cổ truyền đặc trưng miền Nam với bát canh khổ qua

Tại khu vực miền Nam nước ta, bánh tét, thịt kho tàu cùng với dĩa bánh tráng là các món không thể nào thiếu được trong ngày mùng 1 và mùng 2 Tết. Cách chế biến và hương vị của món thịt kho tàu đúng điệu của miền Nam có phần khác biệt so với những nơi khác.

Bánh tét của họ có đa dạng các loại nhân hơn, đó có thể là thịt mỡ, đậu xanh hoặc có khi là trứng muối, dừa nạo,… Ngoài ra, mâm cỗ còn có nhiều món khác như: giò heo nhồi, phá lấu, gỏi ngó sen,… nhất là những món thơm ngon, hấp dẫn như hải sản, ghẹ, tôm.

Trong khi miền Bắc người ta nấu canh măng thì trong Nam khổ qua được xem là món canh được lựa chọn nhiều để dâng lên mâm cỗ. Điều này biểu thị cho ý nguyện xua tan mọi khổ cực của năm cũ để đón chào năm mới may mắn, bình an. Bên cạnh đó, họ còn dùng các món ăn kèm theo như: củ kiệu muối, củ cải.

* Thông tin mang tính tham khảo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ