Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 17/7

GD&TĐ - Theo kế hoạch, liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào ngày mai 17/7.

Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 17/7

Trên thế giới, ngày 14/7, giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore ở 80,84 USD/thùng với xăng RON 95, tăng gần 1 USD/thùng so với 5 ngày trước; xăng RON 92 ở mức 79,15 USD/thùng, cũng tăng gần 1 USD/thùng.

Cập nhật đến sáng 16/7, giá xăng E5 RON 92 tại thị trường Singapore giảm còn 77,2 USD/thùng, giá xăng RON 95 giảm còn 78,87 USD/thùng.

Với mức giảm như trên, trong kỳ điều chỉnh định kỳ ngày mai (17/7), giá xăng trong nước có thể giảm nhẹ, mức giảm dao động trong khoảng 150 - 180 đồng mỗi lít.

Trong khi đó, giá các loại dầu được dự báo giảm nhẹ hơn, dưới 100 đồng mỗi lít, tùy loại.

Liên quan đến giá xăng dầu, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) dự báo, tại kỳ điều hành ngày 17/7, giá xăng bán lẻ có thể giảm nhẹ 0,4% nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Ông Đoàn Tiến Quyết, chuyên gia phân tích dữ liệu của VPI dự báo, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 79 đồng về mức 19.571 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 82 đồng về mức 20.008 đồng/lít.

Mô hình của VPI dự báo, giá dầu bán lẻ kỳ này tăng nhẹ từ 0,3-0,8%, cụ thể dầu diesel có thể tăng 0,3% lên mức 18.886 đồng/lít, dầu hỏa có thể tăng 0,8% lên mức 18.517 đồng/lít, còn dầu mazut được dự báo tăng 0,3% lên mức 15.604 đồng/kg.

VPI dự báo liên Bộ kỳ này sẽ tiếp tục không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trước đó, ở lần điều chỉnh gần nhất ngày 10/7, xăng E5 RON 92 tăng 210 đồng/lít lên 19.650 đồng/lít; xăng RON 95 cũng tăng 190 đồng/lít, lên 20.090 đồng/lít. Dầu diesel tăng 430 đồng/lít lên 18.830 đồng/lít, dầu hỏa tăng 240 đồng/lít lên 18.370 đồng/lít; trong khi đó, dầu mazut giảm 240 đồng/kg về mức 15.560 đồng/kg.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc cảnh xứ dừa.

Yên bình xứ dừa lớn nhất Việt Nam

GD&TĐ - Hình thành từ cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa, Bến Tre (cũ) nay là Vĩnh Long được mệnh danh xứ sở dừa lớn nhất cả nước.