Ý nghĩa lễ cúng giao thừa
Lễ cúng giao thừa 2023 - hay còn gọi là Lễ Trừ Tịch (theo quan niệm của người Trung Quốc) còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Theo đó, vào ngày Trừ Tịch (tức là ngày 30 Tết theo lịch âm) dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch.
Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ cúng Giao Thừa.
Ý nghĩa của Lễ Trừ Tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở, cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam từ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà. Trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ sau đó đón quan đương niên mới. Đến đầu giờ Tý mọi chuyện phải xong để chuẩn bị đón giao thừa.
Mâm cúng giao thừa nên có gì?
Mâm cúng giao thừa nên chuẩn bị thành hai lễ, một lễ ngoài trời và một lễ trong nhà.
Lễ ngoài trời dùng để cúng quan hành khiển, tiễn quan cũ, đón quan mới. Trong nhà dùng để cúng thần linh bản xứ và gia tiên chủ nhà.
Việc chuẩn bị phẩm vật tùy nơi, tùy nhà, tùy phong tục và hoàn cảnh mà có sự khác nhau rất lớn. Quan trọng nhất vẫn là thành tâm, tức là mình thực sự muốn cúng dâng cho các vị.
Mâm cúng ngoài trời không quá cầu kỳ. (Ảnh minh họa) |
Mâm cúng giao thừa ngoài trời nên có:
Hoa tươi, quả đẹp
Đèn, nến, nước, rượu
Bánh, kẹo, gạo, muối
Vàng mã, y phục
Xôi, chè, chay, tịnh.
Mâm cúng giao thừa trong nhà nên có:
Hoa quả tươi thắm
Đèn nến sáng choang
Trà thơm rượu đậm
Chay, mặn tùy tâm.
Thực tế, cũng không câu nệ nhiều ít, tùy thuộc điều kiện gia đình để sắm lễ vì thần linh, gia tiên cũng không ai đòi hỏi cầu kỳ đến như vậy, miễn sau chứng tỏ được ý lòng.
* Thông tin mang tính tham khảo!