Sáng tạo mô hình hướng nghiệp mới

GD&TĐ - Triển khai chuyển đổi số trong hướng nghiệp học sinh phổ thông đã giúp các đơn vị sáng tạo nhiều mô hình mới và đạt kết quả tích cực.

Chương trình tư vấn hướng nghiệp được truyền trực tiếp đến các điểm cầu ở các trường THCS tại thành phố Bắc Ninh. Ảnh: NVCC.
Chương trình tư vấn hướng nghiệp được truyền trực tiếp đến các điểm cầu ở các trường THCS tại thành phố Bắc Ninh. Ảnh: NVCC.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục để góp phần nâng cao công tác này trong thời gian tới.

Phát huy nền tảng số

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2222/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. Nằm trong xu hướng trên, những năm gần đây, công tác tư vấn, hướng nghiệp trên nền tảng số được Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Bắc Ninh quan tâm, triển khai.

Anh Phạm Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Bắc Ninh cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát, trung tâm đã triển khai ý tưởng tư vấn, hướng nghiệp trực tuyến để học sinh có thêm kênh tiếp cận thông tin. Trung tâm xây dựng điểm cầu đặt tại một trường học trên địa bàn huyện, thành phố. Các chuyên gia, giảng viên trường đại học, cao đẳng về tư vấn hướng nghiệp tại điểm cầu trung tâm rồi truyền trực tiếp đến điểm cầu lẻ ở các trường học trên địa bàn.

“Việc tư vấn, hướng nghiệp trực tuyến giúp lan tỏa thông tin nhanh chóng. Đối tượng tiếp cận được mở rộng gồm học sinh, phụ huynh với chi phí giảm nhưng hiệu quả cao hơn so với cách làm truyền thống”, anh Thắng cho hay.

Đơn cử, trung tâm phối hợp cùng Huyện Đoàn, Phòng GD&ĐT huyện Lương Tài và các đơn vị đồng hành tổ chức chương trình Tư vấn hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh THCS với chủ đề: “Hiểu mình - Hiểu nghề - Sáng tương lai” tại 68 điểm cầu trực tiếp của 15 trường THCS trên địa bàn huyện. Đây được xem như dấu mốc quan trọng của trung tâm khi áp dụng phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trên nền tảng số.

Ngoài ra, trung tâm đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng số i-HR, do T.Ư Đoàn và Công ty Cung ứng nhân lực chất lượng cao CLC phối hợp triển khai, như một công cụ của Đoàn về sử dụng công nghệ số trong tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đây là ứng dụng kết nối trực tiếp 3 nhóm đối tượng: Người lao động – cơ sở giáo dục nghề nghiệp – doanh nghiệp cùng tương tác trên một sàn điện tử.

Anh Thắng chia sẻ: Việc tiếp cận i-HR khi còn ngồi trên ghế nhà trường giúp học sinh biết cách sử dụng cơ sở dữ liệu lớn (Big Data), hiểu về kết nối thông tin tuyển sinh, thông tin việc làm tự động 24/7 trên cơ sở tự động phân tích thông tin, định hướng kết nối giữa các đối tượng bằng trí tuệ nhân tạo (AI) từ dữ liệu các tài khoản đăng ký của người lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các ứng dụng, trang web trắc nghiệm hướng nghiệp dành cho học sinh THCS và THPT cũng được trung tâm tăng cường phổ biến. Đồng thời kết nối online, hướng dẫn học sinh có nhu cầu tìm hiểu có thể liên hệ, đăng ký qua mạng xã hội Facebook, Zalo… tới trung tâm để được giải đáp thông tin và tư vấn thêm.

Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Bắc Ninh tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho các trường THCS tại thành phố Bắc Ninh. Ảnh: NVCC.

Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Bắc Ninh tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho các trường THCS tại thành phố Bắc Ninh. Ảnh: NVCC.

Tăng cường biện pháp

Vấn đề ứng dụng chuyển đổi số trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại địa phương được ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo (Điện Biên), thông tin: Phòng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác truyền thông về định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS trên các nền tảng số như trang thông tin điện tử, fanpage chính thức của các đơn vị...

Phòng cũng đăng tải chương trình đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh trên cổng thông tin điện tử để các đơn vị chia sẻ trên trang thông tin điện tử, fanpage chính thức. Từ đó, học sinh có thể tiếp cận các chương trình đào tạo nghề, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.

Ông Sơn nhìn nhận việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất là học sinh THCS hiện nay còn nhiều khó khăn. Một phần do học sinh lớp 9 nhỏ tuổi, chưa có định hướng rõ ràng về ngành học, nghề nghiệp. Mặt khác, đa số cha mẹ học sinh trên địa bàn huyện là người dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn, không được tiếp cận với công nghệ thông tin nên lúng túng trong tư vấn và định hướng cho con cái.

Về phía các trường đang phải đối mặt với bài toán chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... nên khó tập trung toàn thời gian cho công tác hướng nghiệp cho học sinh.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, ông Sơn cho biết, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông tăng cường công tác tuyên truyền trên nền tảng số của đơn vị; triển khai nghiêm túc chương trình Tin học, Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. Ngành Giáo dục huyện tiếp tục tham mưu tăng cường thiết bị CNTT cho các đơn vị để thực hiện chương trình giáo dục và công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông về giáo dục hướng nghiệp trên nền tảng số.

Chia sẻ khó khăn thực tế khi thực hiện hướng nghiệp, cô Nguyễn Thị Én, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) cho biết, hiện nay giáo viên thực hiện kiêm nhiệm tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Do đó, hình thức hạn chế, thiếu sáng tạo nên hiệu quả chưa cao.

Xác định công tác hướng nghiệp là nội dung quan trọng từ đầu năm học, cô Nguyễn Thị Én thông tin: Để giải quyết khó khăn, những năm qua, nhà trường đã tích cực đổi mới hình thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh và tăng cường hoạt động trải nghiệm. Việc hướng nghiệp trên nền tảng số được nhà trường quan tâm thực hiện, thử nghiệm trong suốt thời gian học sinh học trực tuyến.

Ngoài công tác tư vấn hướng nghiệp trực tiếp, trường kết hợp tổ chức livestream cho học sinh lớp 12. Các buổi livestream do ban giám hiệu, giáo viên bộ môn tổ chức, phát sóng trên fanpage nhà trường.

Như vậy, học sinh sở hữu điện thoại thông minh có thể dễ dàng truy cập, theo dõi và đặt câu hỏi trực tuyến. Các em cũng dễ dàng xem lại video livestream vào thời gian rảnh. Trong giai đoạn dịch Covid-19, phương án này đã giúp công tác tư vấn, hướng nghiệp của trường không bị gián đoạn; phổ biến rộng rãi đến học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

Cùng đó, nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin tuyển sinh; tấm gương cựu học sinh thành công trong các lĩnh vực nghề nghiệp... trên trang web của trường. Giáo viên chủ nhiệm chia sẻ thông tin nghề nghiệp, tuyển sinh trong các nhóm Zalo chung của lớp để phổ biến đến học sinh và phụ huynh.

Từ đầu năm 2023 đến nay, bằng hình thức tư vấn trực tiếp kết hợp áp dụng nền tảng công nghệ số trực tuyến, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi Bắc Ninh đã tổ chức 5 chương trình tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh THCS tại thành phố Bắc Ninh, thị xã Quế Võ, huyện Tiên Du. Gần 13 nghìn học sinh khối 9 được tham gia tư vấn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.