Sáng 6/4, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới

GD&TĐ - Bản tin sáng 6/4 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19. Số bệnh nhân COVID-19 ở nước ta hiện vẫn là 2.637.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tính đến 6h ngày 06/4: Việt Nam có tổng cộng 1603 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã qua 52 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng;

Hà Nội đã 49 ngày và Hải Phòng 42 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Tính từ 6h đến 18h ngày 05/4: 06 ca mắc mới, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 27.478, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 498.

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.870.

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 8.110.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.416/ 2.637 bệnh nhân COVID-19. 

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước  hiện có 81 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 17 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 9 ca; số ca âm tính lần 3 là 16 ca.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.