Sạm mặt vì sở thích oái oăm của chồng

GD&TĐ - Anh hí hửng rủ chị đi triển lãm ô tô, chị cảnh giác cao độ: "Không mua ô tô đâu nhé! Mình ở nơi đất chật người đông, đầy nhà mua ô tô không sử dụng được đành cất trong garage, không khác gì đống... sắt vụn". 

Sạm mặt vì sở thích oái oăm của chồng

Quan điểm "cay nghiệt" của chị về xe hơi khiến ước mơ trong anh vỡ vụn. Hôm sau, anh ra khỏi nhà từ sáng sớm mà không nói gì. Chị đoán anh vẫn giận vụ chị gàn mua ô tô nhưng chị mặc kệ, chị biết anh chẳng thể giận chị lâu và cũng không bao giờ dám mua thứ gì đó to lớn mà không có sự đồng ý của chị, quan trọng là tiền tiết kiệm của hai vợ chồng vẫn ngủ yên trong ngân hàng, điều đó khiến chị yên tâm.

Sáng hôm ấy chị trang điểm nhẹ rồi thảnh thơi đi chơi với hội bạn, trong đầu không mảy may nghĩ gì đến anh.  Trưa chị về nhà, thấy cửa nhà mở toang, đoán anh về và đã hết giận, chị gọi réo rắt: "Anh ơi! Anh thích ăn gì để em nấu?". Anh chưa trả lời chị đã suýt ngã ngửa vì một "con quái vật" đỏ chót đứng ở giữa nhà. 

Chị sợ hãi, run rẩy nép sau cánh cửa, "con quái vật" mở mắt sáng như đèn pha rồi phát ra tiếng hú đinh tai nhức óc. Chị nhắm tịt mắt, bịt chặt tai, miệng không ngừng kêu "cứu cứu" như thể sắp bị "quái vật" nuốt sống.

Anh chạy thình thịch từ trên gác xuống, tay cầm một thứ màu đen nhỏ xíu, chĩa vào "quái vật", nó kêu "chíu" một cái rồi nhắm mắt, tiếng hú cũng tắt ngấm. 

Anh đến bên chị, cười hề hề: "Em bị làm sao vâỵ?". Chị từ từ mở mắt, nhớn nhác nhìn quanh: "Con quái vật kia đâu rồi? Tại sao nó lại ở trong nhà mình?". Anh giải thích: "Làm gì có quái vật nào ở đây, em không cho anh mua ô tô, anh mua cái xe máy về cưỡi chơi thôi mà".

Chị trừng mắt, bước thẳng vào nhà, lườm chiếc xe máy khổng lồ rồi lắc đầu: "Anh điên rồi, điên nặng là đằng khác. Làm sao anh có thể trèo lên chiếc xe cao 2 mét, dài 3 mét này cơ chứ?". Anh vênh mặt: "Em không biết đâu, trước khi mua xe anh đã tính toán kỹ lắm rồi, anh sẽ sử dụng nó một cách ngon lành, rồi em sẽ thấy".

Buổi chiều hôm ấy, anh chứng minh bằng được cho chị thấy mình có thể "khống chế" chiếc xe máy khổng lồ. Anh thuê 2 gã xe ôm ngoài đầu ngõ cùng anh lôi xe ra khỏi nhà, chị lườm anh cháy xem, đợi 2 gã đi khuất, anh gãi đầu gãi tai: "Rẻ lắm, thuê họ hết có hai chục ngàn thôi mà".

Nói xong anh chạy vào nhà, cầm theo một chiếc ghế nhỏ, anh giẫm lên ghế rồi vắt một chân sang bên kia hông xe, biểu cảm hí hửng: "Em! Leo lên đi, anh đèo em đi ăn". Chị cũng muốn chứng minh cho anh thấy rằng việc sử dụng một chiếc xe máy khổng lồ như vậy là hết sức ngớ ngẩn nên đồng ý trèo lên. Khi chị đã bám chắc eo anh, chân trái anh gạt chân chống, chân phải anh giẫm vội lên chiếc ghế để giữ thăng bằng rồi mới nổ máy, khi tiếng nổ đã giòn, anh mới đá chiếc ghế sang một bên rồi phóng vút.

Chợt nhớ ra điều gì, chị hỏi với giọng mỉa mai: "Ơ này, thế tí nữa đến nhà hàng thì anh đỗ xe kiểu gì? Chân anh không chạm tới đất mà, chẳng lẽ vợ chồng mình tự bay ra khỏi xe à?". Anh trả lời đầy tự tin: "Không! Ai lại thế, anh sẽ gạt chân chống xuống trước khi tắt máy, sau đó cho xe chạy thật chậm rồi anh nghiêng xe, để chân chống chạm mặt đất rồi anh mới tắt máy".

Đúng như anh nói, kỹ thuật đỗ xe của anh có vẻ khá điệu nghệ, hai vợ chồng bảo toàn được tính mạng, không xây xước chỗ nào. Anh đang ngơ ngác tìm chỗ để xe thì bảo vệ nhà hàng chạy ra: "Anh ơi, mong anh thông cảm, nhà hàng chúng em không có chỗ để "thuyền" đâu ạ". Anh phẫn nộ: "Thế khách hàng đi ô tô đến đây thì sao? Các cậu cũng đuổi họ đi à?". Nhân viên bảo vệ phân trần: "Khách hàng xài ô tô thì họ đi ăn tại các trung tâm thương mại lớn cơ ạ, ở đó mới có hầm chứa xe, mong anh chị hết sức thông cảm".

Anh nhìn chị: "Mình đi đâu bây giờ?". Chị "chốt" một câu xanh rờn: "Còn đi đâu nữa, mang cái "thuyền" của anh về mà gác lên bếp thôi".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.