Sâm Lai Châu cần xứng danh với tên gọi 'Quốc bảo'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn cây Sâm Lai Châu xứng danh với tên gọi 'Quốc bảo' của Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022.

Tối 11/11, tỉnh Lai Châu tổ chức thành công Lễ Khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự, phát biểu tại buổi lễ và thực hiện nghi thức khai mạc.

Cùng dự có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, một số địa phương, khách mời quốc tế; một số tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học, nhà đầu tư…

Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022 có chủ đề “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa”.

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022.

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022.

Phát biểu trong chương trình khai mạc, ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: “Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, Sâm Lai Châu là cây đặc hữu có phân bố trung bình ở độ cao 1.400 - 2.200m so với mặt nước biển. Sâm Lai Châu là cây ưa ẩm, khí hậu mát quanh năm và lạnh về mùa Đông phù hợp với phần lớn các xã vùng biên giới và vùng cao của tỉnh Lai Châu".

Theo các nghiên cứu, cây Sâm Lai Châu là loài cây bản địa, đặc hữu, phân bổ hẹp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, phát triển thuận lợi ở những vùng rừng núi cao hoang sơ, sương mù bao phủ và lạnh về mùa đông, với tiềm năng phát triển cây sâm.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022.

Hiện nay Lai Châu đã bảo tồn, nhân giống và phát triển được trên 100ha sâm tại các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường.

Sâm Lai Châu đã được Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương tỉnh Lai Châu tổ chức Hội chợ sâm Lai Châu quy mô, bài bản để quảng bá tiềm năng tới các nhà đầu tư. Đồng thời, Chủ tịch nước đánh giá, với 6/10 ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Việt Nam, độ che phủ rừng tự nhiên gần 52%, Lai Châu có nhiều lâm sản, thực vật, cây thuốc quý hiếm có dược tính cao, trong đó có cây sâm Lai Châu. Tỉnh có cơ hội phát triển 40.000ha loại sâm này.

Chủ tịch nước đánh giá Lai Châu có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây sâm.
Chủ tịch nước đánh giá Lai Châu có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây sâm.

Từ lâu, sâm Lai Châu đã được đồng bào các dân tộc trong tỉnh sử dụng để nâng cao sức khỏe, nay trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị rất cao, được nhân dân trong nước và quốc tế biết đến ngày càng nhiều hơn. Đây chính là cơ hội quý cho Lai Châu phát triển ngành sâm và thực phẩm chức năng từ sâm.

Chủ tịch nước cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm Sâm Lai Châu.

Chủ tịch nước cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm Sâm Lai Châu.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Sâm Lai Châu, Sâm Ngọc Linh và một số loại sâm quý khác cần xứng danh với tên gọi "Quốc bảo" của Việt Nam. Cùng với đó, cần nỗ lực làm mọi cách để phát huy mạnh mẽ vai trò "Quốc bảo" trong quốc kế dân sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ