Rượu thuốc - Ai không nên dùng?

Rượu là một vị thuốc, đã là vị thuốc thì nhất thiết phải dùng đúng liều lượng, không được dùng quá liều vì trong rượu vẫn có độc tính gây hại cho cơ thể con người.

Lộc nhung, kỳ tử, đỗ trọng là những vị thuốc để ngâm rượu.
Lộc nhung, kỳ tử, đỗ trọng là những vị thuốc để ngâm rượu.

Rượu là một vị thuốc, đã là vị thuốc thì nhất thiết phải dùng đúng liều lượng, không được dùng quá liều vì trong rượu vẫn có độc tính gây hại cho cơ thể con người. Ngày xưa rượu được nấu bằng gạo nếp với men rượu là một bài thuốc đông y gồm: xuyên khung, nhục quế, đại hồi, cao lương khương... Đó là thứ rượu tốt có nhiều chất bổ dưỡng. Cũng vì lẽ đó mà các thế hệ trước đã dùng rượu ngâm với một số bài thuốc đông y để uống vừa bồi bổ sức khỏe, vừa có tác dụng chữa bệnh.

Ai nên, ai không?

Nếu không vì bệnh tật, không có chỉ định của thầy thuốc thì nên uống rượu ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Ở tuổi thành niên dương khí còn vượng uống rượu sớm làm tản dương khí dễ làm tổn thương thận khí.

Nếu người đang ở lứa tuổi trung niên thận dương hư. Mắc chứng dương nuy (liệt dương) xuất tinh sớm, di tinh thì dùng bài thập bổ hoàn gồm: lộc nhung loại tốt một cặp, câu kỷ tử 160 g, đỗ trọng (sao muối) 160 g, mạch môn 80 g, ngũ vị tử 40 g, ngưu tất 160 g, hoài sơn 160 g, sơn thù 160 g, thỏ ty tử 160 g, thục địa 320 g, lộc nhung tươi đã bào chế thái lát ngâm với 3 lít rượu (ngâm riêng) thuốc đông y ngâm với 5 lít rượu (ngâm riêng). Sau 60 ngày lấy 2/3 rượu thuốc 1/3 rượu nhung trộn lẫn với nhau.

Cách dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 30 ml lúc ăn trưa và ăn tối. Không uống vào buổi sáng làm tản dương khí. Kiêng kỵ: người âm hư hỏa vượng, người mắc chứng cường dương không được dùng. Người gan nóng, huyết nhiệt thì không được ngâm rượu mà làm viên hoàn mật ong dùng.

Ghi chú: có thể uống liên tục trong cả mùa đông và mùa xuân.

Nếu ở độ tuổi thanh xuân mà mắc chứng lãnh cảm với tình dục hoặc phòng the yếu do thận dương hư thận khí kém tinh khí không đủ thì dùng bài thập tinh hoàn gồm: lộc nhung một bộ, ba kích 60 g, bá tử nhân 30 g, nhân sâm 100 g (nên dùng sâm cao ly để đảm bảo an toàn) thạch hộc 60 g, bạch truật 80 g, cúc hoa 20 g, ngũ gia bì 60 g, nhục thung dung 80 g, thỏ ty tử 80 g. 

Trong bài lộc nhung vị ngọt mặn tính ôn vào kinh thận, kinh can, kinh tâm và tâm bào có tác dụng bổ thận tráng dương sinh tinh ích khí bổ huyết, dùng điều trị chứng thận khí hư, tâm huyết và can huyết kém làm thanh dương không thăng, trọc âm không giáng mà sinh ra chứng mỏi mệt ăn ngủ kém, dương sự yếu, di tinh hoạt tinh. 

Phụ nữ thì kinh nguyệt không đều hoặc khi có thai thì sẩy dẫn đến vô sinh cả nam và nữ. Ba kích, nhục thung dung, thỏ ty tử đại bổ nguyên dương, ích tinh khí. Nhân sâm, bạch truật để bổ khí, giúp kích thích tinh khí của thận để hóa sinh ra dương khí; Ngũ gia bì làm mạnh gân cốt kích thích tinh tủy; Thạch hộc để bổ thận ích tinh; Bá tử nhân để ích tâm thận dưỡng tâm khí, nhuận thận táo, ngoài ra còn ức chế tính táo của các vị thuốc ôn. Do thận dương kém, tinh huyết suy không chuyển lên được nên sinh ra chứng hoa mắt cho nên dùng vị cúc hoa để lấy vị ngọt tính mát làm cho mắt sáng.

Cách ngâm: Lộc nhung tươi sau khi bào chế ngâm với 2 lít rượu, còn bài thuốc thì cho ngâm với 3 lít rượu sau 30 ngày rót ra trộn lẫn 1/2 rượu nhung, 2/3 rượu thuốc uống mỗi tối 30 ml trước khi ăn hoặc vừa ăn vừa uống. Đối với phụ nữ và người không uống được rượu thì tán bột làm viên hoàn mật ong mỗi viên 5 g ngày uống 2 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.

Nếu người mắc các chứng phong thì dùng bài thập cửu vị hoàn gia giảm: nhân sâm 12 g, chỉ thực 8 g, đại hoàng 8 g, đan sâm 12 g, sinh địa 16 g, huyền sâm 12 g, khương hoạt 8 g, mạch môn (bỏ lõi) 8 g, mộc hương 6 g, ngưu tất 8 g, ngũ gia bì 12 g, phục thần 12 g, quế tâm 8 g, bạch thược 12 g, tùng tử nhân 12 g, ý dĩ 12 g, từ thạch 8 g, binh lang 12 g. Bài thuốc có tác dụng điều trị người cao tuổi mắc chứng phong hàn đau khắp mình mẩy, đau nhức các khớp, cơ thể nặng nề mệt mỏi, ăn ngủ kém, hay đi tiểu ban đêm. Cách dùng: ngâm với 2 lít rượu sau 30 ngày mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn trưa và ăn tối hoặc trước khi ăn tối và trước khi đi ngủ.

kỵ: người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người gan nóng hay nổi mụn ngứa, người cơ thể kém, gầy yếu suy nhược không được dùng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như đã nói ở trên, uống rượu ngày Tết là một nét văn hóa của người Việt Nam. Nhưng không nên quá chén để sinh ra bệnh tật. Hiện nay có một số người đang ở tuổi thanh niên và trung niên vì uống nhiều rượu mà mắc một số bệnh khó điều trị như: tim mạch, tăng huyết áp, xơ gan, tiểu đường, thận âm bị tổn thương con giống chết nên mắc chứng vô sinh nam... Còn một vấn đề nhức nhối mà cả xã hội hiện nay đang quan tâm đó là tai nạn giao thông do uống rượu quá chén. Ngày xuân là để vui không nên để lại đau thương...

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ