Roscosmos có thể tạo ra điện hạt nhân trên Mặt trăng

GD&TĐ - Nga có thể xây dựng một nhà máy điện hạt nhân để vận hành căn cứ trên Mặt trăng, góp phần phát triển dự án chung với Trung Quốc.

(Ảnh: IZ)
(Ảnh: IZ)

Ngày 15/4, Tổng giám đốc Roscosmos Yury Borisov công bố thông tin trên trong một bài nói tại Bảo tàng Lịch sử Du hành Vũ trụ Tsiolkovsky ở Kaluga, Nga.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Yury Borisov cho biết, điều quan trọng là tạo ra một nguồn năng lượng hạt nhân nhỏ gọn, đáng tin cậy, lâu dài và bền vững trên Mặt trăng.

Đây có thể là một trong những đóng góp nghiêm túc của phía Nga cho dự án chung Nga-Trung.

Ngày 5/3, người đứng đầu Roscosmos cho biết, Nga và Trung Quốc đang xem xét việc đưa một nhà máy điện hạt nhân chung lên bề mặt Mặt trăng năm 2033-2034.

Ông Borisov lưu ý rằng các vấn đề công nghệ gần như đã được giải quyết. Công việc trên Mặt trăng sẽ phải được thực hiện tự động bằng robot.

Ngày 25/12/2023, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ban hành thông cáo chung, trong đó họ đồng ý hỗ trợ phát triển hợp tác giữa các nước trong việc xây dựng trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết, thiết bị khoa học của Nga sẽ được đưa lên Mặt trăng trên phương tiện Chang'e-7 của Trung Quốc.

Theo IZ

Bình luận

Hồ Quang Hiếu

Mặt trăng là nguồn sống bảo vệ Trái Đất, không có mật trăng thì rất nhiều thứ sẽ không tồn tại trên Trái Đất nữa, hạt nhân các ông Nga, Trung Quốc có chưa đủ ở Trái đất hay sao mà phải đem cả lên mặt trăng. Việc này cần đưa lên báo, lên phương tiện đại chúng để lên án chứ không phải để hoan nghênh tự mãn.

Thích Trả lời

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh trải nghiệm ngành học tại ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Ngày Mở lần thứ 18 do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức. Ảnh: V.T

Thử làm sinh viên trước khi chọn trường

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH khởi động chương trình tư vấn tuyển sinh 2025 bằng các ngày hội, cho học sinh THPT tham quan trực tiếp khuôn viên và cơ sở vật chất.

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.