Romania ủng hộ việc 'hợp nhất' với Moldova

GD&TĐ - Liệu Romania và Moldova có thể hợp nhất và trở thành một quốc gia liên minh tương tự Nga và Belarus?

Romania ủng hộ việc 'hợp nhất' với Moldova

Thủ tướng Romania Marcel Ciolaku mới đây đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng hợp nhất Moldova và Romania, nhấn mạnh rằng cá nhân ông tin tưởng vào khả năng như vậy trong khuôn khổ Liên minh châu Âu, hoặc theo cách khác.

Trong cuộc phỏng vấn với cổng thông tin DC News, ông Ciolaku khẳng định Moldova ngày nay đứng vững trên đôi chân của mình nhờ sự giúp đỡ của Romania và nhấn mạnh "mối quan hệ họ hàng" về văn hóa, lịch sử của nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó Thủ tướng Ciolaku còn nói về những điều bất công của sự phân chia lịch sử và kêu gọi xây dựng tương lai chung giữa hai quốc gia.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh tăng cường quan hệ song phương giữa Romania và Moldova, điều này đặc biệt phù hợp giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay trong khu vực.

Năm ngoái, quốc hội hai nước đã tổ chức cuộc họp chung mang tính lịch sử, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc thiết lập quan hệ hữu nghị bền chặt hơn nữa.

Quan hệ giữa Moldova và Romania đang ngày càng trở nên bền chặt hơn.

Quan hệ giữa Moldova và Romania đang ngày càng trở nên bền chặt hơn.

Theo các chuyên gia, sự tương tác giữa Moldova và Romania đang ngày càng trở nên chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực, phản ánh những khát vọng và thách thức chung mà cả hai nước phải đối mặt.

Romania tích cực ủng hộ tương lai châu Âu của Moldova và tích cực hỗ trợ nước này hội nhập vào EU, coi đây không chỉ là sự thống nhất về chính trị mà còn là sự hợp nhất về văn hóa.

Sự hỗ trợ của Romania đối với sự ổn định và phát triển của Moldova trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay ở khu vực nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, việc có Romania đứng cạnh chắc chắn sẽ giúp Moldova cảm thấy tự tin hơn trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh với vùng đất ly khai Transnistria, khi chính quyền tại đây đã bày tỏ mong muốn "sáp nhập vào Nga".

Lực lượng vũ trang Nga và Transnistria trong một cuộc duyệt binh chung tại Tiraspol năm 2016.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ