Rất nhiều người từng trả tiền cho người phụ nữ này để… mất mạng

 Nhiều người đã phải bỏ mạng oan uổng vì gửi niềm tin nhầm "bác sĩ".

Rất nhiều người từng trả tiền cho người phụ nữ này để… mất mạng

Từ xưa đến nay, dường như dinh dưỡng luôn là vấn đề được con người quan tâm hàng đầu và cũng là một trong những vấn đề dễ gây đau đầu nhất. Người Mỹ sống ở thế kỉ 20 cũng thế. Nhiều người tin rằng ăn uống chính là gốc rễ của mọi vấn đề sức khỏe.

Cũng từ đó mà một người phụ nữ tên Linda Hazzard đã có thể dễ dàng thuyết phục mọi người trả tiền để bà ta… bỏ đói họ. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trong toàn cảnh câu chuyện kì lạ về người phụ nữ này.

Linda Hazzard luôn tự nhận mình là bác sĩ mặc dù không có bất kì bằng cấp nào.

Linda Hazzard luôn tự nhận mình là bác sĩ mặc dù không có bất kì bằng cấp nào.

Linda Hazzard luôn tự nhận mình là bác sĩ mặc dù không có bất kì bằng cấp hay qua bất kì trường lớp đào tạo về nghiệp vụ y khoa nào. Nhưng bằng một cách nào đó, Linda đã xoay sở được một tấm bằng công nhận bà là “chuyên gia giảm cân” do bang Washington cấp.

Trong quyển sách phi hư cấu tự xuất bản hồi năm 1908 – “Fasting for the Cure of Disease” (tạm dịch: Nhịn ăn để chữa bệnh), Linda từng tuyên bố, thực phẩm là gốc rễ của mọi vấn đề về sức khỏe. Cụ thể, bà ta viết: "Ngon miệng là thèm muốn; Đói là ham muốn. Sự khao khát không bao giờ được thỏa mãn, nhưng lòng ham muốn sẽ con người có được cái họ đang cần”. Nhiều người, kể cả những người nổi tiếng như tác giả của quyển “The Jungle” - Upton Sinclair, cũng bắt đầu “thầm nhuần” tư tưởng này, xem nó như một trào lưu ăn kiêng.

Thậm chí, bà ta còn tự xuất bản một quyển sách mang tên “Fasting for the Cure of Disease”.

Thậm chí, bà ta còn tự xuất bản một quyển sách mang tên “Fasting for the Cure of Disease”.

Linda còn thành lập một "viện điều dưỡng" có tên Wilderness Heights tại thị trấn Olalla, Washington. Nơi này dần bị gọi là "Starvation Heights" (Đỉnh cao bỏ đói), vì rất nhiều người đã xếp hàng rồng rắn để nhận những phương pháp không chính thống của Linda, chủ yếu là bỏ đói bản thân trong một thời gian tương đối dài. Chẳng hạn, “bệnh nhân” chỉ được cho ăn một chút canh làm từ nước ép cà chua mỗi bữa.

Một trong những

Một trong những "bệnh nhân" của Linda trước khi được "chữa trị".

Chưa hết, các “bệnh nhân” còn được tiến hành thải độc bằng enemas mỗi ngày, được “xoa bóp” rất mạnh bạo hoặc tắm xông hơi. Bằng cách phương pháp phản khoa học ấy, Linda tuyên bố bà ta đang “chữa bệnh” bởi bà ta đã tống khứ độc tố ra khỏi cơ thể “bệnh nhân”.

Nếu không may có người chết, bà ta sẽ nói rằng nguyên nhân cái chết là do một thứ gì đó khác chứ không phải do chết đói. Đến năm 1912, “thời đại hoàng kim” của Linda chính thức sụp đổ khi Claire Williamson – một quý tộc người Anh – chết sau khi áp dụng phương pháp “giảm cân” của bà.

Lúc qua đời, Claire nặng dưới 50kg. Chị của Claire, bà Dorothea (thường được gọi bằng “Dory”) cũng tham gia “trị liệu” ở “viện” cùng lúc với em mình.

May mắn thay, Dory được cứu mạng nhờ một người bạn của gia đình xuất hiện đúng lúc và đưa bà ra khỏi đó, bởi lúc ấy, bà đã quá yếu, không thể tự đi đứng được.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Claire đã không qua khỏi. Chính Dory đã kiện Linda ra tòa để đòi lại công bằng cho em gái mình.

Trong phiên tòa xét xử Linda, công chúng hết sức phẫn nộ khi bà ta còn bịa đặt chuyện về người đã khuất, còn những kẻ khác đã đánh cắp tài sản của vị quý tộc này. Từ đó, người ta mới biết thêm rằng bà ta thường xuyên làm điều này với khá nhiều nạn nhân trước đó.

Cuối cùng, Linda bị buộc tội giết người và bị kết án 2 - 20 năm tù giam tại Nhà tù Hình sự bang Washington ở Walla Walla. Chỉ 2 năm sau đó, vào ngày 25/12/1915, bà ta được trả tự do. Sau đó, bà được thống đốc Ernest Lister ân xá hoàn toàn.

Linda chuyển đến New Zealand và sống cho đến cuối đời. Ở đây, bà xây dựng một ngôi trường về sức khỏe và dinh dưỡng, sống cùng với các tình nguyện viên khác ngay tại đây.

Năm 1935, ngôi trường bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn. Ba năm sau, Linda (lúc này đã 70 tuổi) bị bệnh và bắt đầu ăn chay. Tuy nhiên, do bệnh tình quá nặng, bà qua đời không lâu sau đó.

Dẫu chứa khá nhiều sự thật kinh hoàng và đáng buồn nhưng câu chuyện có thật này là một hồi chuông nhắc nhở chúng ta rằng hãy cẩn thận với các “lang băm” và những phương pháp điều trị mập mờ, không có cơ sở khoa học và chưa được chứng nhận.

Theo TTVH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ