Rà soát, cấp GCN quyền sử dụng đất Khu nhà Vương

GD&TĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về một số nội dung liên quan đến Khu di tích kiến trúc - nghệ thuật Nhà Vương.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Khu nhà Vương được nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật. Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất Khu nhà Vương thuộc những người được quyền thừa kế hợp pháp của dòng họ Vương.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Khu Di tích kiến trúc - nghệ thuật Nhà Vương cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đồng Văn là không đúng quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cấp cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đồng Văn.

UBND tỉnh Hà Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp làm việc với gia tộc họ Vương để chỉ đạo việc rà soát, xác định ranh giới khu đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Khu nhà Vương theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Đồng thời chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các hộ đã di dời ra ngoài Khu Di tích theo đúng quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương trao đổi, thống nhất với Gia tộc họ Vương rà soát, hoàn thiện lại quy chế và thực hiện việc quản lý, sử dụng Khu Di tích theo đúng quy định của pháp luật di sản và pháp luật khác có liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.