Quyết sách đánh dấu mốc lịch sử dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc phê duyệt và triển khai Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta.

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc chủ trì Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc chủ trì Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngày 3/7, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030 các tỉnh khu vực phía Nam tại thành phố Cần Thơ nhằm sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc - gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021 đến năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023-2025; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, Tổ trưởng Tổ công tác về Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường đồng chủ trì hội nghị.

Quyết sách đánh dấu mốc lịch sử

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc nhấn mạnh: “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chỉ tính riêng tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn I (2021 - 2025), Chương trình đã được bố trí gần 115 nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước với phần vốn vay tín dụng dự kiến là gần 20 nghìn tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lớn nhất về nguồn lực cho các Chương trình MTQG để thực hiện 10 Dự án có tính tổng quát nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực công tác dân tộc”.

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh khu vực Nam bộ gồm 13 tỉnh với 308 xã, chiếm khoảng 9% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước, tuy nhiên chỉ có 8 tỉnh có xã, thôn đặc biệt khó khăn chiếm khoảng 3,6% tổng số xã đặc biệt khó khăn và 2,7% thôn đặc biệt khó khăn của cả nước với 55 xã và 356 thôn. Giai đoạn 2021-2023, tổng nguồn vốn đã phân bổ của Chương trình cho khu vực các tỉnh Nam bộ là hơn 2,277 tỷ đồng, chiếm hơn 5,4% tổng nguồn lực của cả Chương trình.

Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình và sự nỗ lực của các địa phương trong chỉ đạo, điều hành và triển khai Chương trình, đến nay nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển.

Tuy nhiên hiện nay Nam bộ đang đối mặt với nhiều thách thức tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng ngập mặn, đồng thời ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động của Chương trình.

Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm là những khó khăn, vướng mắc lớn, mang tính nền tảng, đặc thù tác động đến tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I (2021 - 2025) tại các địa phương; nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2024, 2025 để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cho cả giai đoạn; kiến nghị về cơ chế, chính sách và đặc biệt là những đề nghị điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu và cả nội dung của các dự án, tiểu dự án cho giai đoạn 2024 – 2025 của các địa phương.

Phối hợp triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025

Phát biểu chào mừng các đại biểu về dự Hội nghị tại Cần Thơ, Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, thời gian qua, TP. Cần Thơ luôn quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số để kịp thời giải quyết, không để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và kích động gây chia rẽ dân tộc, chống Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí thành phố thường xuyên có chuyên mục định hướng dư luận xã hội và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được thành phố quan tâm đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ và duy trì các loại hình văn hóa như: múa lâm thôn, nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer, múa lân sư rồng của người Hoa. Chính nhờ sự tập trung, chăm lo và sự phấn đấu vươn lên nên đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chỉ còn 1,14% tổng số hộ dân tộc thiểu số thành phố, thành phố phấn đấu đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 0,38%. Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cũng bày tỏ mong muốn các đại biểu về dự Hội nghị trao đổi với nhau nhiều kinh nghiệm, sáng kiến để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo phù hợp với địa phương và thời gian thư giãn tại thành phố thân thiện và mến khách.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về chủ trương, định hướng tổng thể của các chương trình MTQG giai đoạn 2026-2030, những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc của việc triển khai chủ trương lồng ghép, phối hợp triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tại các địa phương.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Quan điểm của các địa phương về việc bổ sung, hoặc lồng ghép, giảm bớt một số nội dung, dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2026 - 2030. Những khó khăn, vướng mắc lớn, mang tính nền tảng của việc triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I (2021 - 2025 ) tại các địa phương.

Đề xuất một số thay đổi về chủ trương, định hướng trong thiết kế nội dung Chương trình giai đoạn II (2026 - 2030). Đề xuất điều chỉnh, bổ sung về cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện đối với Chương trình giai đoạn II (2026 - 2030). Đề xuất điều chỉnh, bổ sung về đối tượng, phạm vi của các dự án, tiểu dự án của Chương trình giai đoạn II (2026 - 2030).

Đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung cụ thể về mục tiêu, chỉ tiêu tổng thể cần đạt được đến năm 2030 theo phê duyệt tại Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội, cụ thể như sau: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung ; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn: 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Đến 2030 có 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; Phấn đấu có 80% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa; Xóa tình trạng nhà ở tạm, dốt nát, ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng;

Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân; Giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét lũ ống, sạt lở; Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong MTQG về phát triển bền vững đến năm 2030

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.