Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

GD&TĐ - Sáng nay (27/2), tại TP Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự Hội nghị.
Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự Hội nghị.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 78 ngày 18/6/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 13 ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Tham dự hội nghị, về phía đại biểu Trung ương có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM; đồng chí Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Đinh Công Sỹ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Dự Hội nghị còn có các đồng chí đại biểu đại diện Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN&PTNT, Uỷ ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng; Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn; lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Về phía địa phương, có ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ; ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố; ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các tỉnh; các trường đại học, cao đẳng; lãnh đạo Sở GD&ĐT 13 tỉnh, thành và TPHCM.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng (phải); Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn (trái) dự Hội nghị.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng (phải); Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn (trái) dự Hội nghị.

Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hội nghị quan trọng diễn ra trong bối cảnh cả nước tập trung quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số 29-NQ/TW)… Đây là “Hội nghị Diên Hồng” bàn quyết sách GD&ĐT cho vùng ĐBSCL với tầm nhìn, quyết sách phát triển GD&ĐT vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW, đầu tư ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp GD&ĐT được cải thiện; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được đầu tư hoàn chỉnh. Chất lượng GD&ĐT được nâng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.

GD&ĐT vùng ĐBSCL tiếp tục ổn định và phát triển về quy mô mạng lưới trường, lớp, số học sinh/sinh viên từ mầm non đến đại học, được rà soát, sắp xếp theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội về ngành nghề và đa dạng về loại hình. Các ngành học, bậc học được giữ vững và phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng.

Chương trình văn nghệ chào mừng.

Chương trình văn nghệ chào mừng.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, vùng ĐBSCL vẫn có một số chỉ số về GD&ĐT đạt mức trung bình và trên trung bình so với cả nước. Số lượng các cơ sở giáo dục được kiểm định ngày càng tăng. Từ việc chỉ có Trường ĐH Cần Thơ vào những năm đầu thế kỷ 21, hiện nay 10/13 tỉnh, thành phố đã có trường đại học. Tại các tỉnh còn lại đều có phân hiệu của các trường đại học hoặc có chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, tình hình GD&ĐT tại vùng ĐBSCL còn những tồn tại, hạn chế nhất định với lí do khách quan về vị trí địa lý của vùng do đặc trưng về địa bàn sông nước kênh rạch, việc đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực còn khó khăn. Xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu phòng học, nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng làm việc. Tình trạng thiếu giáo viên còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Chất lượng PCGD, xóa mù chữ cũng như chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước…

Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương ĐBSCL nhìn lại quá trình 10 năm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, bàn giải pháp "nâng trũng, vun cao" cho giáo dục ĐBSCL. Qua đó có những quyết sách quan trọng để phát triển GD&ĐT vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Báo GD&TĐ tiếp tục cập nhật thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.