"Chia chác" đất, xâm hại rừng phòng hộ ở huyện Tiền Hải

"Chia chác" đất, xâm hại rừng phòng hộ ở huyện Tiền Hải
"Chia chác" đất, xâm hại rừng phòng hộ ở huyện Tiền Hải ảnh 1
Các đầm nuôi tôm bị bỏ hoang phế do nhiễm nước mặn

Bài 1:  Chủ trương ban ra, đồng loạt xin đất rừng phòng hộ

Ngành ngành đua nhau xin đất.

Để phát triển kinh tế biển cho các xã có diện tích đất vùng triều, tháng 12/2000, UBND tỉnh Thái Bình có QĐ 1605/2000/QĐ-UB “quy định cho thuê đất vùng triều, đất đầm nuôi trồng thủy hải sản ven sông, ven biển”. Theo QĐ này, UBND tỉnh giao cho UBND huyện quản lý toàn bộ diện tích đất đầm, đất vùng triều cho thuê. Đối tượng được chủ trương hướng tới là các hộ ngư dân, nông dân địa phương đang sinh sống ở vùng ven sông, ven biển có nhu cầu nuôi trồng thủy, hải sản. Hạn điền cho thuê mỗi hộ, cá nhân không quá 2 ha, được thuê trong vòng 20 năm.

Quy định là vậy nhưng khi triển khai chủ trương này, UBND huyện Tiền Hải đã cố tình làm trái các quy định nói trên. Trong vòng 4 năm (từ 2001 - 2004), bằng 35 QĐ, thay vì giao cho các cá nhân, hộ gia đình địa phương có nhu cầu huyện Tiền Hải lại giao phần lớn số diện tích này cho các tổ chức trong tỉnh và huyện không có chức năng, nhiệm vụ gì liên quan đến nuôi trồng thủy, hải sản, cũng không thuộc đối tượng được cho thuê hay giao đất canh tác. Các tổ chức này được giao gấp từ 3 đến 10 lần so với quy định. Chỉ tính riêng tại xã Nam Phú, theo con số mà lãnh đạo xã cho hay, có 35 cơ quan, tổ chức của huyện và tỉnh được thuê đất với diện tích 252 ha/ trong tổng số 566 ha (đất được thuê 20 năm). Gần như cơ quan trong huyện đều được xí phần, đơn cử như Huyện đoàn Tiền Hải 15 ha, UBKT huyện ủy 2,4 ha, phòng Tài nguyên môi trường 5 ha, Công đoàn tài chính huyện 5,5 ha… Thậm chí, các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện và tỉnh cũng không chịu đứng ngoài cuộc: Công an huyện thuê 9 ha, Viện kiểm sát nhân dân huyện 9,5ha, Tòa án huyện 6 ha, Phòng tư pháp 25 ha, Thanh tra huyện 5 ha, Công an hình sự tỉnh 4,5 ha, Công đoàn thanh tra tỉnh 6 ha... Đặc biệt, một cá nhân là ông Phạm Huy Thục không hiểu vì lý do gì được thuê tới 72 ha, vượt hạn điền quy định tới hơn 30 lần.  

Ông Trần Minh Tiến, Trưởng phòng NN&PTNN huyện Tiền Hải: “Đây là khu vực rừng phòng hộ đã bị chặt phá!”

Ông Trần Minh Tiến, Trưởng phòng NN&PTNN huyện Tiền Hải: “Đây là khu vực rừng phòng hộ đã bị chặt phá!”

Trong khi đó, với tổng diện tích vùng triều cho thuê của xã Nam Phú là 883 ha, chỉ có 22 hộ dân trong xã được thuê tổng số 68,7 ha, người nhiều nhất được 4 ha, người ít chỉ được 1,4 ha. Thuê đã ít, để thuê được cũng không phải dễ bởi họ phải tham gia đấu thầu. Giá đấu trung bình cũng phải tới 5 - 6 triệu đồng/ ha. Trong khi đó, đối với những tổ chức và cơ quan thuê đất họ không phải tham gia đấu thầu mà chỉ nộp một  khoản tiền ít ỏi là 400 ngàn đồng/ ha cho Nhà nước. Ngành này được, ngành kia không sẽ sinh ra phức tạp nên cũng dễ hiểu vì sao trong danh sách thuê đất lại xuất hiện nhiều tổ chức Nhà nước đến như vậy. Bởi thực tế các tổ chức thuê đất không một cơ quan nào trực tiếp dùng đất thuê để nuôi trồng thủy, hải sản. Họ chăm chăm vào thuê được đất rồi lấy phần của mình “nhượng đi, bán lại” cho cá nhân dưới danh nghĩa hợp tác, ủy quyền để kiếm chênh lệch. Chính quyền xã Nam Phú thừa nhận sự việc vô lý nhưng cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Đất vùng triều thành “đại công trường”

Đó là những từ mà người dân đề cập khi đánh giá về chủ trương này. Nhiều người còn nhớ, năm 2001, khi chủ trương này được triển khai rầm rộ, đất vùng triều thuộc 3 xã ven biển của huyện Tiền Hải bỗng chốc biến thành một “đại công trường”. Xe ủi, máy xúc ngày đêm hì hục đắp đào. Kết quả là gần 2.000 ha bãi bồi ven biển đã nhanh chóng biến thành hàng trăm cái hố để khoanh, nuôi trồng thủy sản. Sau 8 năm nhìn lại, không riêng gì người dân mà đến cả ông Vũ Đức Hằng, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải còn phải ngao ngán: “Thời điểm đó người người, ngành ngành đua nhau làm tôm. Đến nay, mới thấy đây là một chủ trương không hiệu quả”.

ong Tien.JPG
Ông Trần Minh Tiến: "Con đường mới cũng làm mất nhiều rừng ngập mặn"

Ông Trần Minh Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải đưa chúng tôi ra tận Cồn Vành, nơi xảy ra chuyện “xẻ thịt” rừng phòng hộ. Trước mắt chúng tôi là môt quang cảnh tiêu điều, ảm đảm không giống như hình dung. Con đường chạy dài tít tắp, lạc lõng giữa hàng trăm bãi đầm nuôi thủy, hải sản, trong đó chủ yếu là tôm nằm tiêu điều, xơ xác trước sự thờ ơ của các chủ đầm. Thiếu sự chăm sóc, đầu tư hầu như các đầm nuôi đang bị bỏ hoang, cỏ lác đã cao đến ngang bụng người...

Cùng với đó, môi trường nơi đâu hình như không phù hợp lắm với việc nuôi trổng thủy, hải sản. Sau một, hai vụ được mùa ngao, tôm ở đây liên tục bị chết. Theo số thống kê mới nhất của UBND huyện Tiền Hải, 6 tháng đầu năm 2009, ngao, tôm nuôi trong các ao, đầm trên khu vực huyện Tiền Hải vẫn tiếp tục chết...

Rõ ràng, sau 8 năm rầm rộ khoanh nuôi vùng triều làm thủy hải sản, hiệu quả kinh tế từ chủ trương là chưa thấy đâu. Trong khi hàng loạt vấn đề nảy sinh từ chủ trương thì ai cũng nhìn thấy rõ. Câu chuyện xử lý thế nào với hàng ngàn ha đầm tôm ở Tiền Hải có nguy cơ bị bỏ hoang đang hiển hiện lên trong suy nghĩ của chính quyền và người dân địa phương?  

TIN LIÊN QUAN

Trần Nhật – Phi Hùng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.