Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mở đầu phiên làm việc sáng ngày 25/10, Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín.

Ban Kiểm phiếu sẽ báo cáo kết quả vào chiều nay (25/10).
Ban Kiểm phiếu sẽ báo cáo kết quả vào chiều nay (25/10).

Mở đầu phiên làm việc sáng ngày 25/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về các vấn đề liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín.

Ban Kiểm phiếu sẽ báo cáo kết quả vào chiều cùng ngày. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Trước đó, chiều ngày 24/10, Quốc hội đã thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm với tỷ lệ 95,34% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được tiến hành theo Nghị quyết 96. Cụ thể gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội; Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Theo quy định, những người có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Do vậy, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV không lấy phiếu tín nhiệm đối với 5 trường hợp gồm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

Nếu người được lấy phiếu có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Nếu người được lấy phiếu có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Quốc hội từng lấy phiếu tín nhiệm ba lần vào tháng 6/2013, tháng 11/2014 và tháng 10/2018, bằng cách bỏ phiếu kín với ba mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Trong cả ba lần, không có ai bị trên 50% tín nhiệm thấp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sự quyến rũ của phụ nữ được ví như một bông hoa đang nở. (Ảnh: ITN)

5 lý do bạn đẹp hơn bạn nghĩ

GD&TĐ - Bạn sẽ trông xinh đẹp mà không cần trang điểm vì vẻ đẹp là tổng hòa của sức khỏe cảm xúc, tính cách, khiếu hài hước và thái độ đối với người khác.
Tiêm kích Su-35S.

Su-35S quá nhanh và nguy hiểm với F-35

GD&TĐ - Theo National Interest, dù chỉ thuộc thế hệ 4++ nhưng tiêm kích Su-35S quá nhanh và rất nguy hiểm khi so với chiến đấu cơ tối tân nhất phương Tây.
Tác phẩm 'Dưới bóng Đồng Đình' của Đỗ Thanh.

Còn vương 'Nắng tháng Tư'

GD&TĐ - Sau dịp chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, triển lãm 'Nắng tháng Tư' tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp tục mở cửa đón khách.
Ống phóng Kalibr trên chiến hạm Nga.

Tomahawk dễ bị đánh chặn hơn Kalibr?

GD&TĐ - Tờ Guardian của Anh cho biết, loại tên lửa tương tự gần nhất với Kalibr của Nga là Tomahawk - được coi là sứ giả chiến tranh của Mỹ.