Quốc hội thông qua nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề năm 2022

GD&TĐ - Chiều ngày 27/7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022 với 92,38%.

Kết quả biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề năm 2022.
Kết quả biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề năm 2022.

Kết quả biểu quyết cho thấy, có 461/476 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành với việc thông qua các nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022 (chiếm tỷ lệ 92,38%).

Trước đó, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022. Cho đến nay Quốc hội đã nhận được 434 văn bản ý kiến của đại biểu Quốc hội; trong đó, 388 văn bản đồng ý hoàn toàn với dự thảo Nghị quyết, 46 văn bản có ý kiến đóng góp cụ thể.

Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022 có một số vấn đề đáng chú ý.

Theo đó, một số ý kiến đề nghị Nghị quyết chỉ nêu một số nội dung cơ bản về việc thành lập Đoàn giám sát; kế hoạch chi tiết, danh sách ủy viên và đại biểu mời tham gia nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn giám sát xem xét, quyết định cho phù hợp với thực tế.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo hướng quy định mang tính nguyên tắc về phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; nội dung cụ thể sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thực hiện.

Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung theo dõi việc thực hiện các kiến nghị giám sát cùng các chế tài kèm theo làm căn cứ cho việc xử lý các tổ chức, cá nhân không hoặc chậm thực hiện các kiến nghị giám sát; công khai kết luận sau khi kết thúc giám sát tại từng cơ quan, đơn vị để kịp thời cảnh báo, ngăn ngừa các vi phạm tương tự có thể xảy ra tại đơn vị khác

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, cho biết theo báo cáo cẩu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát. Trong đó yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện và báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật; cần thiết sẽ chuyển đến các cơ quan chức năng xử lý để bảo đảm thực hiện nghiêm yêu cầu của Quốc hội.

Bên cạnh đó, tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát lại việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề.

Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan và người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát, kịp thời xử lý những tồn tại, vướng mắc và có những điều chỉnh phù hợp trong chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Về công khai kết luận của các đoàn giám sát, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.