Quảng Trị tồn tại hơn 100 cầu yếu, xuống cấp

GD&TĐ - Qua rà soát, Sở GTVT Quảng Trị thống kê trên địa bàn tồn tại hơn 100 cầu yếu, phải hạn chế tải trọng; nhiều cầu xây dựng từ 30-50 năm trước.

Cầu Đakrông tại Km249+824, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây có dấu hiệu xuống cấp.
Cầu Đakrông tại Km249+824, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây có dấu hiệu xuống cấp.

Ngày 15/10, thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị, đơn vị vừa rà soát, đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị giải pháp xử lý cầu yếu trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Trước đó, Sở GTVT Quảng Trị rà soát trên địa bàn có 104 cầu yếu, có dấu hiệu xuống cấp.

Trong số này có 87 cầu yếu trên các tuyến đường huyện, thị xã quản lý và 17 cầu trên các tuyến do Sở GTVT quản lý (4 cầu trên quốc lộ và 13 cầu ở các tỉnh lộ).

Tại huyện Gio Linh có 24 cầu, Vĩnh Linh 30 cầu là hai địa phương có số lượng cầu yếu nhiều nhất.

Phần lớn các cây cầu được xây dựng từ rất lâu, nhiều cầu từ 30-50 năm, nằm trên các tuyến đường liên xã, liên huyện.

Do cầu yếu nên phương tiện tải trọng lớn phải đi đường vòng khiến chi phí gia tăng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với cầu yếu trên quốc lộ, Sở GTVT Quảng Trị chỉ đạo các đơn vị rà soát, báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam xin kiểm định để có cơ sở đưa vào kế hoạch sửa chữa hoặc cải tạo, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn kết cấu công trình cầu và khai thác đồng bộ.

Với 13 cầu trên các tỉnh lộ, có 3 cầu đang xây dựng hoặc làm thủ tục xây dựng.

10 cầu còn lại, Sở GTVT Quảng Trị đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị có kế hoạch kiểm định, sửa chữa nâng cấp.

Về lâu dài, để đảm bảo an toàn khai thác công trình cầu, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh xem xét bổ sung nguồn vốn để đầu tư xây dựng cầu mới thay thế các cầu yếu.

Sở GTVT Quảng Trị cũng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các cầu, để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường và sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhỏ nhằm duy trì khả năng khai thác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Mạnh dạn lên tiếng với 'lạm thu'

GD&TĐ - Dù ngành Giáo dục và các địa phương có chỉ đạo về chống lạm thu nhưng hầu như năm học nào, vấn đề này cũng trở thành đề tài “nóng”.