Quảng Nam: Tạo nên hạnh phúc từ những điều nhỏ nhất ở trường học miền núi

GD&TĐ - Để xây dựng trường học hạnh phúc, ngay từ đầu năm học, phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã bắt đầu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, nơi mỗi giáo viên và học sinh được yêu thương. . .

Trường THCS Nguyễn Huệ tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhằm mang lại nhiều niềm vui cho các em học sinh.
Trường THCS Nguyễn Huệ tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhằm mang lại nhiều niềm vui cho các em học sinh.

Thay đổi từ những điều nhỏ nhất

Tại trường Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) là một trong những ngôi trường đi đầu của huyện miền núi Quảng Nam trong việc của tỉnh xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Với mục tiêu, xây dựng nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn năm 2020-2023, trường xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên và khả năng thích ứng cao, được thấu hiểu, được yêu thương và được chia sẻ.

Để từ đó, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Ngay từ những ngày đầu năm học, trường đều đưa ra phương châm giáo dục cụ thể. Sau đó quan tâm giáo dục toàn diện, kết hợp giáo dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

Thay đổi trong cách dạy học giúp các em học sinh dễ tiếp thu bài hơn.
Thay đổi trong cách dạy học giúp các em học sinh dễ tiếp thu bài hơn.

Cô Phan Thị Thùy Trang - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ cho hay, đối với học sinh, trường tích cực tổ chức các hoạt động tập trung vào câu lạc bộ thể thao như: chơi đẩy gậy, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ trên sân trường trong giờ ra chơi và buổi chiều.

Bên cạnh đó, các học sinh được tham gia hoạt động giáo dục bộ môn trong các môn học đối với các khối lớp: làm thơ,  đóng kịch, bó xương gãy, trồng vườn thuốc nam, làm vườn ươm rau, làm nhà nổi, làm các loại đàn. . . Học sinh được trải nghiệm trong ngày hội bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của dân tộc mình.

“Đặc biệt, học sinh luôn được nhận sự đổi mới kiểm tra đánh giá của thầy cô trong mỗi tiết học. Cụ thể, thầy cô ghi nhận sự tiến bộ, việc tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập của các em qua mỗi tiết học bằng cách ghi điểm cộng và sau mỗi tuần, tháng quy ra điểm và công bố cho học sinh, điều này làm các em rất vui và động lực”, cô Trang chia sẻ.

Cũng theo cô Trang, điều đặc biệt nữa là học sinh luôn được yêu thương, chia sẻ. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì nhà trường luôn có một quỹ riêng do cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đã đóng góp để kịp thời hỗ trợ các em bằng vật phẩm, tiền, dụng cụ học tập, lương thực, quần áo.

Tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 

Còn cô Đỗ Thị Hoài Thương – Hiệu trưởng Trường THCS 19.8 cho biết, trong các năm học, trường đã xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong xây dựng trường học hạnh phúc. Mở chuyên đề về trường học hạnh phúc. Xây dựng về quy tắc ứng xử về trường học hạnh phúc.

Ngoài ra, tổ chức tập huấn cho giáo viên biết về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trường học hạnh phúc. Tổ chức chuyên đề Trường học hạnh phúc trong toàn hội đồng sư phạm. . . Tổ chức cho giáo viên ký cam kết trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.

Nhà trường đã xây dựng bộ tiêu chí trường học hạnh phúc, về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân, về dạy và học, về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Trong mỗi tiêu chí đều có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể.

“Nhà trường cũng chú trọng trong việc tổ chức khen thưởng cho các giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức khen thưởng định kỳ và đột xuất”, cô Thương cho hay.

Lấy học sinh làm trung tâm

Ông Nguyễn Thanh Tú – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), cho hay, trong những năm học qua, Phòng GD&ĐT huyện luôn tích cực thay đổi để mỗi trường học trên địa bàn đều là trường học hạnh phúc. Lãnh đạo phải thay đổi, giáo viên phải thay đổi, cách dạy phải thay đổi để từ đó phù hợp với tình hình thực tế, giúp học sinh thấy được một ngày học vui và ý nghĩa.

Theo ông Tú, nhiệm vụ của thầy cô giáo không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để học sinh thấy được ngôi trường của mình trở thành một nơi thú vị.

Ông Tú cũng cho rằng, để làm được điều này, bản thân mỗi giáo viên cần phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ, như thay đổi tư duy, cách nghĩ. Ban giám hiệu các trường phải đặt lợi ích của người học lên hàng đầu, tạo động lực cho giáo viên, để mỗi thầy cô thực sự hạnh phúc và hạnh phúc đó sẽ được lan tỏa tới tất cả học sinh.

“Chúng tôi luôn đặt học sinh làm trung tâm để từ đó có mục tiêu. Rồi hướng đến mục tiêu đó, vì một trường học hạnh phúc, tất cả vì tương lai của mỗi học sinh”, ông Tú nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.