Đối tượng bắt buộc cho việc đi học này được nêu rõ đối với giáo viên là viên chức giảng dạy tại các cơ sở mầm non, tiểu học hạng III và hạng II. Riêng đối với giáo viên THCS là hạng III và hạng I. Thời gian học là 1,5 tháng và học vào các ngành thứ 7, chủ nhật tại trung tâm huyện với mức học phí đóng là 2.500.000 đồng/1 khoá học.
Nhiều giáo viên đã phản ứng bởi vì việc thăng hạng nhiều người không có nhu cầu như những giáo viên sắp về hưu, giáo viên mang thai, giáo viên có điều kiện khó khăn…
Lý giải điều này những người giáo viên cho rằng việc thăng hạng nó gắn liền với quyền lợi. Quyền lợi thứ nhất là thay đổi bậc lương, thì họ cũng đã gần hết, không tăng được bậc lương nữa. Hoặc là nó gắn liền với quyền lợi quy hoạch chức danh thì họ cũng chẳng cần nữa. Nên không thể bắt buộc họ đi học. Kể cả bồi dưỡng. Trong lúc học phí thì quá cao, lương giáo viên thì thấp.
Chính đội ngũ hiệu trưởng trên địa bàn huyện Tuyên Hoá cũng cho rằng: UBND huyện Tuyên Hoá yêu cầu phải đào tạo gần như 100% giáo viên trên địa bàn huyện theo kiểu đại trà là không đúng. Trong khi 80% giáo viên ở huyện đã được xếp hạng từ lâu và chưa có lên hạng tiếp. Học phí lại quá cao khi giáo viên phải công lưng bỏ ra 2,5 triệu đồng cho 240 tiết học.
Trước vấn đề bức xúc này, ngày 26/10, ông Nguyễn Trần Quang đã ký văn bản số 3855/VPUBND-VX thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Nội vụ phối hợp cùng Sở GD&ĐT và UBND huyện Tuyên Hoá kiểm tra lại sự việc và xử lý những vấn đề phát sinh theo đúng quy định của pháp luật báo cáo cho UBND tỉnh trước ngày 15/112018.
Dư luận tỉnh Quảng Bình nói chung và đội ngũ giáo viên thuộc biên chế huyện Tuyên Hoá đã và đang chờ một câu trả lời chính xác, thoả đáng đối với chỉ đạo kiểu ép buộc của lãnh đạo huyện này trong việc “bồi dưỡng chức danh chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên”…