Quan hệ Việt Nam - Đức từ hôm nay mở sang trang mới

GD&TĐ - Đại sứ Christian Berger nhấn mạnh điều này tại lễ khai mạc “Lễ hội Đức 2018: Trải nghiệm nước Đức ở Hà Nội” vào tối 2/11.

Quan hệ Việt Nam - Đức từ hôm nay mở sang trang mới
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Lễ hội Đức năm 2018 (ảnh TTXVN).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Lễ hội Đức năm 2018 (ảnh TTXVN). 

Tối ngày 2/11, “Lễ hội Đức 2018: Trải nghiệm nước Đức ở Hà Nội” đã chính thức khai mạc tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Đây là lần thứ 5 “Lễ hội Đức” được tổ chức tại Hà Nội với quy mô lớn hơn các kỳ lễ hội trước, có ý nghĩa quan trọng thể hiện mối quan hệ bền vững giữa Đức và Việt Nam.

Đây cũng là dịp để người dân Thủ đô nói riêng và người dân Việt Nam nói chung hiểu hơn về văn hóa chính trị nước Đức, cũng như các công ty của Đức hoạt động tại Việt Nam và công ty của Việt Nam có hoạt động hợp tác với Đức.

Qua đó, nhằm thúc đẩy đối thoại văn hóa, mở rộng các cơ hội hợp tác trong tương lai, kết nối những mối quan hệ thân thiện giữa nhân dân hai nước.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Hà Nội – ông Christian Berger nhấn mạnh: Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam kết nối với nhau trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, trao đổi hàn lâm...

Lễ hội Đức năm nay giúp công chúng Thủ đô, người Việt Nam yêu mến nước Đức, du khách, hiểu rõ về sự đa dạng của mối liên kết này thông qua các gian hàng trưng bày, giới thiệu các tổ chức quốc tế Đức; các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam; các dự án, chương trình hợp tác của hai nước, từ lĩnh vực nghiên cứu vùng bờ biển, năng lượng tái tạo đến các dự án khảo cổ tại Việt Nam do Đức tài trợ.

Đại sứ Christian Berger.
Đại sứ Christian Berger. 

Đại sứ Christian Berger nhấn mạnh Ngài mới nhận được thông điệp về việc quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên Bang Đức sẽ được nâng lên tầm cao mới.

Đặc biệt, sự kiện cũng là dịp kỷ niệm năm thứ 10 hai nước thực hiện Chương trình Trường học - Đối tác của tương lai, Chương trình hỗ trợ công tác giảng dạy tiếng Đức trong trường phổ thông tại Việt Nam.

Hiện nay đang có hơn 4.000 học sinh Việt Nam đang học tiếng Đức ở 12 trường phổ thông với sự hỗ trợ của chương trình. Hơn 1/3 trong số các ngôi trường này ở Hà Nội.

Nhu cầu học tiếng Đức của người dân Việt Nam cũng ngày càng tăng. Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và các đối tác mong muốn đáp ứng được một cách bền vững nhu cầu này, từ đó thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển.

Đại sứ Christian Berger nhấn mạnh Ngài mới nhận được thông điệp về việc quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên Bang Đức sẽ được nâng lên tầm cao mới. Đây chắc chắn là thông tin rất vui cho cả hai dân tộc vốn đã có tình cảm gắn bó từ lâu đời.

Tại đây Ngài Đại sứ gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác giữa Đức với Việt Nam sẽ có thêm nhiều dấu ấn tốt đẹp trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Christian Berger thực hiện nghi thức khui thùng bia (ảnh TTXVN).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Christian Berger thực hiện nghi thức khui thùng bia (ảnh TTXVN). 

Các hoạt động “Lễ hội Đức 2018” bắt đầu từ sau lễ khai mạc và kéo dài tới 23h ngày thứ bảy (3/11) với nhiều hoạt động hấp dẫn như về văn hóa, lịch sử, du lịch, các trò chơi cho thiếu nhi, biểu diễn văn nghệ của học sinh học tiếng Đức…

Cũng tại lễ khai mạc tối 2/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Trải qua hơn 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (23/9/1975-23/9/2018), quan hệ hợp tác Việt Nam - Đức ngày càng phát triển hiệu quả.

Đặc biệt, tháng 10/2011, Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ Việt Nam-Đức.Đối với Thủ đô Hà Nội, hiện nay, Đức là một trong những đối tác quan trọng với 68 dự án đầu tư của Đức trong nhiều lĩnh vực.

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Hà Nội với Đức hiện đạt khoảng 900 triệu USD/ năm. Các sản phẩm của nền văn hóa Đức đã trở nên thân thiện với người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Biểu diễn văn nghệ tại lễ hội (Ảnh TTXVN).
Biểu diễn văn nghệ tại lễ hội (Ảnh TTXVN). 

Nhiều người được tiếp cận với các sản phẩm văn học của Đức, được thưởng thức các món ăn truyền thống, đồ uống nổi tiếng; đặc biệt là các kỹ thuật tiên tiến hiện đại của nền khoa học công nghệ Đức.

Một trong những dự án mới nhất đánh dấu sự hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đức là dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống (đã khánh thành giai đoạn 1 và đang triển khai giai đoạn 2).

Đây là dự án mà Chủ tịch Thành phố Hà Nội – ông Nguyễn Đức Chung dành rất nhiều tâm huyết, với mong muốn làm thay đổi hoàn toàn chất lượng nước sinh hoạt cho nhân dân Thủ đô.

Nước được xử lý tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống sử dụng công nghệ hiện đại của Đức với tiêu chuẩn quốc tế - uống ngay tại vòi.

ÔngWolfgang Manig - Phó đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam chia sẻ: Nước Đức nổi tiếng giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và chúng tôi rất vui khi có cơ hội hợp tác cùng Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

Nước là lĩnh vực vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với đời sống con người, vì vậy chúng tôi rất mong muốn được phát triển ngành nước trong tương lai. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp của Đức và Việt Nam đã góp phần phát triển mối quan hệ hai nước.

Tôi cũng chia sẻ thêm là hai nước đã phát triển những cuộc đàm phán về lĩnh vực xử lý nước thải.Sự hợp tác này còn thể hiện sự thấu hiểu mối quan hệ song phương giữa hai nước, giữa chính phủ, chính quyền địa phương và người dân.Hòa Bình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ