Thông tin trên đã được công bố bởi Trợ lý Bộ trưởng Lục quân về Mua sắm, Hậu cần và Công nghệ - ông Doug Bush: “Khoản đầu tư sẽ cho phép mở rộng dây chuyền sản xuất, củng cố nền kinh tế Mỹ và tạo ra việc làm mới”.
Theo ông Bush, khoảng một nửa số tiền này dự kiến sẽ dùng để tăng năng lực sản xuất và phần còn lại sẽ dùng trực tiếp để mua đạn dược.
Ông Bush cho biết thêm, Mỹ có kế hoạch nâng cấp hoặc xây dựng các cơ sở công nghiệp để sản xuất đạn pháo 155 mm tại một số bang, bao gồm Virginia, California, Tennessee và Texas.
Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Kyiv hơn 2 triệu quả đạn pháo các loại.
Ngoài ra, Washington còn tổ chức viện trợ quân sự cho Israel trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông leo thang.
Nhằm đáp ứng tình hình mới, Mỹ có kế hoạch tăng sản lượng đạn pháo 155 mm hàng tháng lên 100.000 quả vào năm 2025.
Ông Doug Bush - người đứng đầu bộ phận tiếp tế của lực lượng mặt đất Hoa Kỳ. |
Ông Bush lưu ý rằng cơ quan hành pháp Mỹ muốn tài trợ cho việc sản xuất các loại vũ khí khác, bao gồm cả việc tăng sản lượng tên lửa phòng không hàng năm cho hệ thống Patriot từ 550 lên 650 đơn vị.
Quan chức này lưu ý rằng số tiền được yêu cầu nằm trong gói tài trợ mà chính quyền Tổng thống Joe Biden trước đó đã yêu cầu từ Quốc hội.
Giới truyền thông cũng nhớ lại rằng vào cuối tháng 10, Không quân Mỹ đã gửi một lô đạn pháo M795 155 mm cho Israel.
Những quả đạn pháo được đưa lên máy bay vận tải hạng nặng C-17 từ căn cứ không quân Ramstein ở Đức - một trung tâm hậu cần viện trợ cho Ukraine.
Trước vụ tấn công của các tay súng Hamas hôm 7/10, một phần đạn 155 mm đã được rút khỏi kho quân sự của Israel để bổ sung cho lực lượng dự bị của Mỹ ở châu Âu.
Ukraine đối diện tình trạng thiếu đạn pháo khi Mỹ phải dành một phần viện trợ cho Israel. |