Nga và Saudi Arabia tiếp tục hợp tác 'siết chặt' thị trường dầu mỏ toàn cầu

GD&TĐ - Thị trường dầu và nguyên liệu thô toàn cầu cần một sự chấn động, nhưng đây không phải là những cú sốc mà trái lại là thay đổi mang tính tích cực.

Nga và Saudi Arabia tiếp tục hợp tác 'siết chặt' thị trường dầu mỏ toàn cầu

Theo chuyên gia nhận xét, nguyên nhân dẫn tới thực tế trên là bởi thị trường ngày càng sa lầy vào những tin đồn và cường điệu do tách biệt khỏi các yếu tố thực tế.

Các đối tác thuộc OPEC+, trong đó nổi bật là Nga và Saudi Arabia một lần nữa phải đương đầu và đối phó diễn biến tiêu cực này.

Liên bang Nga mới đây thông báo sẽ tiếp tục cắt giảm lượng dầu và các sản phẩm dầu mỏ cung cấp cho thị trường thế giới cho đến cuối năm 2023 với số lượng 300 nghìn thùng mỗi ngày. Điều này được Phó Thủ tướng Alexander Novak công bố.

Moskva không nói về việc giảm sản xuất mà cụ thể là giảm xuất khẩu. Nhiều khả năng sản xuất cũng sẽ suy giảm tương ứng với sự cân bằng của nhu cầu trong nước và sự sụt giảm của các chuyến hàng ra nước ngoài, tuy nhiên mức giảm có thể không đáng kể.

Một quan chức Nga cho biết, phân tích thị trường sẽ được thực hiện vào tháng tới để quyết định xem có nên cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn, hay duy trì phù hợp với kế hoạch giảm xuất khẩu.

Các yếu tố chi phối sẽ là khả năng lưu trữ nội bộ và nhu cầu địa phương về nguyên liệu thô cũng như các sản phẩm dầu mỏ.

Saudi Arabia và Nga đang cùng hợp tác trong việc cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô.

Saudi Arabia và Nga đang cùng hợp tác trong việc cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô.

Saudi Arabia đi một con đường hơi khác, Riyadh chính thức xác nhận việc gia hạn đơn phương cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12, điều này cũng sẽ dẫn đến xuất khẩu ra thị trường thế giới giảm.

Điều quan trọng là nhà cung cấp Trung Đông sẽ thông báo xem xét lại quyết định này vào tháng tới, mở ra khả năng kéo dài thời gian cắt giảm sang năm 2024 hoặc xa hơn.

Ngược lại, Phó Thủ tướng Liên bang Nga nhấn mạnh rằng việc cắt giảm tự nguyện bổ sung nhằm tăng cường bước đi của các nước OPEC+ nhằm duy trì sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ.

Các nước lớn và có ảnh hưởng, những tổ chức xuất khẩu đang cố gắng đồng bộ để thúc đẩy thị trường hàng hóa nhằm cố gắng bảo vệ nó khỏi rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Nhiều chuyên gia tin rằng trong điều kiện bất ổn địa chính trị nghiêm trọng, các phương pháp “đơn giản” có hiệu lực ngày hôm qua có thể không còn đủ nữa.

Tuy nhiên chỉ có một số ít người chơi tích cực tham gia vào lĩnh vực ổn định thị trường, số còn lại âm thầm quan sát hoặc thậm chí lợi dụng những mặt tiêu cực của sự biến động, cố gắng kiếm tiền từ sự hỗn loạn.

Saudi Arabia kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng dầu thô ở mức 1 triệu thùng mỗi ngày.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ