Quá trình phi đô la hóa thực sự đã bắt đầu

GD&TĐ - Trung Quốc đã tiến tới việc thay thế đồng đô la Mỹ trong thanh toán xuyên biên giới, một dấu hiệu cực kỳ quan trọng.

Quá trình phi đô la hóa thực sự đã bắt đầu

Kể từ năm 2010, hầu hết các khoản thanh toán xuyên biên giới tại Trung Quốc, giống như nhiều quốc gia khác, đều được thực hiện bằng đô la Mỹ (USD). Tuy vậy kể từ quý 1 năm 2024, điều này không còn xảy ra nữa.

Dữ liệu từ chuyên gia Julian Wendling đến từ Visual Capitalist cho thấy mức độ phổ biến của đồng nhân dân tệ trong thanh toán đang tăng lên, cả trong nước và quốc tế.

Phân tích này sử dụng dữ liệu của Bloomberg về tỷ lệ thanh toán và thu nhập của Trung Quốc bằng nhân dân tệ, đô la Mỹ và các loại tiền tệ khác từ năm 2010 đến năm 2024.

Trong vài tháng đầu năm 2010, thanh toán bằng đồng nội tệ chỉ chiếm chưa đến 1% thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc, so với khoảng 83% thông qua đô la Mỹ.

Kể từ đó, Trung Quốc liên tục thu hẹp khoảng cách này. Vào tháng 3 năm 2023, lần đầu tiên tỷ trọng đồng nhân dân tệ trong thanh toán của Trung Quốc đã vượt quá đồng đô la Mỹ.

Tính đến tháng 3 năm 2024, hơn một nửa (52,9%) thanh toán của Trung Quốc được thực hiện bằng nhân dân tệ, trong khi chỉ còn 42,8% bằng đô la Mỹ. Con số này đã tăng gấp đôi so với 5 năm trước.

Theo Goldman Sachs, việc nước ngoài ngày càng sẵn sàng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đã góp phần đáng kể vào việc phi đô la hóa và mang lại lợi ích cho đồng tiền Trung Quốc.

Ngoài ra đầu năm ngoái Brazil và Argentina tuyên bố họ sẽ bắt đầu cho phép thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.

Quá trình phi đô la hóa đang diễn ra mạnh mẽ với sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ.

Quá trình phi đô la hóa đang diễn ra mạnh mẽ với sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ.

Đây là quá trình phi đô la hóa thực sự, bắt đầu ở cấp quốc gia. Nhiều nhà phân tích tin rằng thay vì đối thoại và tuyên bố, Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch lớn.

Việc Trung Quốc thay thế đồng tiền Mỹ trong thanh toán xuyên biên giới mở ra một cột mốc mới trong việc phủ định hệ thống tài chính trước đây của thế giới.

Trở lại năm 2022, các chỉ số hoàn toàn khác, hoàn toàn không có lợi cho đồng nhân dân tệ. Nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, tình hình đã thay đổi hoàn toàn.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong giao dịch ngoại hối trên toàn thế giới, nhưng đã phát triển mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Trong khi đó, việc sử dụng đồng euro và đồng yên đã giảm, tương ứng với sức mạnh kinh tế của các bên.

Trung Quốc là tác nhân quan trọng khiến giá vàng thế giới tăng rất cao trong suốt thời gian qua.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

De Bruyne ‘chốt hạ’ rời Man City

De Bruyne ‘chốt hạ’ rời Man City

GD&TĐ - Nhạc trưởng Kevin De Bruyne đã "đồng ý miệng" về việc rời Man City và chuyển sang thi đấu tại giải Saudi Pro League của Ả Rập Xê-út.