Giá khí đốt ở EU tiếp tục tăng mạnh khi chưa có nhà cung cấp thay thế Gazprom

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Giá khí đốt tự nhiên chuẩn tại châu Âu tăng mạnh vào cuối tuần trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung ngày càng khan hiếm.

Giá khí đốt ở EU tiếp tục tăng mạnh khi chưa có nhà cung cấp thay thế Gazprom

Tình trạng trên xảy ra đi kèm với dự báo về sự sụt giảm sản lượng điện gió vào cuối tháng này. Hợp đồng tương lai đối với khí đốt tự nhiên trên sàn TTF của Hà Lan - chuẩn mực cho giao dịch hàng hóa châu Âu, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 1 do nguồn cung từ Na Uy và Nga bị đe dọa, tờ OilPrice cho biết.

Châu Âu không thể dựa hoàn toàn vào khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ, dựa trên các đặc điểm cụ thể và điều kiện thị trường của nó.

Ngoài ra vào ngày 21/5, xuất khẩu khí đốt từ Na Uy đã giảm xuống còn 177 triệu mét khối mỗi ngày, theo nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của nước này là công ty Gassco.

So với ngày hôm trước, chênh lệch đã lên tới 140 triệu mét khối. Đối với một quốc gia chiếm gần 1/3 lượng khí đốt nhập khẩu vào EU thì con số như vậy là rất nhiều.

Châu Âu chưa thể sớm thay thế khí đốt theo đường ống từ Nga.

Châu Âu chưa thể sớm thay thế khí đốt theo đường ống từ Nga.

Nguy cơ gián đoạn những đợt giao hàng cuối cùng từ Liên bang Nga sang Áo đã làm nóng thị trường khu vực và giá cả tăng mạnh. Tình trạng này cho thấy châu Âu vẫn chưa tìm được nguồn thay thế cho Tập đoàn Gazprom.

LNG của Mỹ chỉ tạm thời giúp đỡ, lấp đầy khoảng trống; hệ thống này được hỗ trợ một phần bởi các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng Cựu lục địa vẫn dựa phần lớn vào nguồn cung cấp khí qua đường ống từ Na Uy và Nga.

Nếu sự suy giảm năng lượng gió và mặt trời như dự đoán xảy ra, đây sẽ trở thành nguyên nhân bổ sung khiến châu Âu đối diện khủng hoảng ngoài mùa tiêu thụ khí đốt cao điểm. Trong trường hợp này, các chuyên gia đang đặt câu hỏi - điều gì sẽ xảy ra trong mùa đông sắp tới?

Các nhà quản lý tài chính và thương nhân lo ngại rằng việc cắt giảm nguồn cung năng lượng từ Na Uy nằm ngoài kế hoạch vào mùa hè, nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng cao ở châu Á và việc chấm dứt thỏa thuận hiện tại về mua khí đốt đường ống của Nga thông qua Ukraine vào cuối năm 2024 sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng.

Viễn cảnh trên nếu xảy ra sẽ làm tăng khả năng tăng giá đối với nguyên liệu thô ở mức rất cao. Cuộc khủng hoảng có thể lặp lại ở mức độ cao hơn so với năm 2022.

Tập đoàn Gazprom đang trở thành thế lực mới trên thị trường khí Helium toàn cầu.

Theo Oilprice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ