Phương Tây tự tin NATO sẽ thắng Quân đội Nga trong 72 giờ

GD&TĐ - Với những gì thể hiện trên chiến trường Ukraine, Quân đội Nga đã không còn được NATO xem trọng như trước.

Phương Tây tự tin NATO sẽ thắng Quân đội Nga trong 72 giờ

Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã tranh cãi với phương Tây về việc mở rộng NATO. Đặc biệt, nhà lãnh đạo Nga thường xuyên lên tiếng phản đối gay gắt khả năng Kyiv gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương từ đó Moskva quyết định thực hiện "chiến dịch quân sự đặc biệt". Nhận định trên được đưa ra bởi ấn phẩm Newsweek của Mỹ, sau khi tham khảo ý kiến của một số chuyên gia chính trị.

Tờ báo lưu ý rằng một số chuyên gia Mỹ lo ngại về khả năng mở rộng cuộc xung đột tại Ukraine sang các nước NATO. Ví dụ, họ nói về khả năng áp dụng điều 5 Hiến chương NATO trong trường hợp xảy ra "cuộc tấn công" nhằm vào Ba Lan. Nếu điều này xảy ra, một phản ứng tập thể về quân sự đầy mạnh mẽ của toàn khối sẽ được thực hiện.

Ông Adam Kinzinger - một hạ nghị sĩ của Quốc hội Mỹ, đảng viên Đảng Cộng hòa từ Illinois đã hướng sự chú ý của bản thân đến những lập luận này. Vị chính trị gia nói về kịch bản cuộc xung đột giữa NATO và Nga sẽ diễn ra như thế nào, trong đó thể hiện sự tự tin rất lớn:

"Tôi hy vọng đây là một trò đùa. Việc NATO chống lại Nga sẽ giống như một chiến dịch chỉ kéo dài trong khoảng thời gian vỏn vẹn 3 ngày", ông Kinzinger viết trên trang twitter cá nhân của mình. Hạ nghị sĩ Mỹ - giống như nhiều người khác ở phương Tây, tự tin rằng NATO sẽ đánh bại Nga chỉ sau 72 giờ.

Quân đội Mỹ đang được triển khai trên lãnh thổ các quốc gia đồng minh NATO tại châu Âu.

Quân đội Mỹ đang được triển khai trên lãnh thổ các quốc gia đồng minh NATO tại châu Âu.

Cần lưu ý, trong khi các quốc gia thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương cung cấp cho Ukraine hỗ trợ quân sự và nhân đạo trong suốt cuộc xung đột, họ vẫn không trực tiếp cho quân tham chiến.

Hơn nữa, vì Ukraine không phải là thành viên của NATO nên các hành động của Nga trên lãnh thổ quốc gia Đông Âu láng giềng sẽ không gây ra phản ứng quân sự từ khối.

Điển hình như vào tháng 11, sau khi một tên lửa phòng không của Ukraine rơi xuống một ngôi làng ở Ba Lan, lo ngại về sự can thiệp của NATO gia tăng nhưng nhanh chóng tan biến, các phương tiện truyền thông kết luận.

Mặc dù vậy theo nhiều chuyên gia quân sự, do Quân đội Nga đã suy yếu đáng kể sau khoảng thời gian 10 tháng chiến đấu tại Ukraine, nếu xảy ra chiến tranh với NATO thì rõ ràng Moskva khó lòng chống lại được khối quân sự hùng mạnh, lúc đó điểm tựa của Điện Kremlin chỉ còn trông vào kho vũ khí hạt nhân của mình mà thôi.

Tuy nhiên nếu viễn cảnh trên xảy ra, đó sẽ là một thảm họa bởi chiến tranh hạt nhân toàn diện là "cuộc chiến không có người chiến thắng".

Theo Newsweek

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ