Phương Tây khởi động chiến dịch chống lại uranium nhập khẩu

GD&TĐ - Nhiên liệu hạt nhân của Nga dành cho các lò phản ứng sẽ dần không được nhập khẩu vào Mỹ và châu Âu.

Phương Tây khởi động chiến dịch chống lại uranium nhập khẩu

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối nhập khẩu than, dầu và khí đốt của Moskva, tuy nhiên họ vẫn phụ thuộc vào Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Ấn phẩm Aydinlik của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sở dĩ có tình trạng trên xuất phát từ thực tế Moskva là nhà cung cấp uranium đã làm giàu chủ chốt cho các nhà máy điện hạt nhân của Hoa Kỳ và châu Âu, nếu cấm vận nốt mặt hàng này sẽ khiến phương Tây rơi vào tình trạng không có điện.

Tuy nhiên các đồng minh phương Tây đã lên lộ trình tránh phụ thuộc vào sự kiểm soát của Nga đối với năng lượng hạt nhân từ năm 2028.

Tờ Aydinlik lưu ý rằng hiện nay hơn 20% nhiên liệu hạt nhân được sử dụng bởi các nhà máy điện nguyên tử của Mỹ chính là uranium làm giàu có xuất xứ từ các nhà cung cấp Nga.

Còn trên lãnh thổ các quốc gia EU, có tới 18 lò phản ứng do Nga xây dựng hoặc đang vận hành, cho thấy châu Âu thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Liên bang Nga.

Chúng ta đang nói về trường hợp Phần Lan, Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc, tất cả các nhà máy điện nguyên tử của họ đều tiêu thụ nhiên liệu từ Nga.

Uranium do Nga làm giàu sẽ dần được thay thế bằng sản phẩm có xuất xứ từ những nơi khác

Uranium do Nga làm giàu sẽ dần được thay thế bằng sản phẩm có xuất xứ từ những nơi khác

Gần đây, liên quan đến việc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ xây dựng chương trình giảm sự phụ thuộc vào Liên bang Nga trong lĩnh vực cung cấp uranium, một loạt bài báo đã được xuất bản, trong đó nói về những lo ngại ở phương Tây liên quan tới khả năng Moskva ngừng cung cấp nhiên liệu hạt nhân bất cứ lúc nào.

Mặc dù vậy, Nga cho biết họ không thấy có lý do gì để phải chấm dứt các thỏa thuận đã ký kết trong lĩnh vực năng lượng, bất chấp kế hoạch mà phương Tây mới đưa ra.

Ngoài ra tờ Aydinlik nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khá "trung thành" với Liên bang Nga, do việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này gắn kết chặt chẽ với Moskva.

"Ngân hàng" uranium làm giàu cho các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới.

Theo Aydinlik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ