Phương Tây đang vượt qua 'lằn ranh đỏ' ở Biển Bắc

GD&TĐ - Đối đầu Nga - phương Tây đang gia tăng căng thẳng trên nhiều địa bàn chiến lược khác nhau.

Phương Tây đang vượt qua 'lằn ranh đỏ' ở Biển Bắc

Anh, Đức và Mỹ đã tăng cường các hoạt động giám sát ở Biển Bắc. Đặc biệt cần chú ý đến nhiệm vụ trên không có sự tham gia của máy bay trinh sát - chống ngầm Boeing P-8A Poseidon thuộc sở hữu Không lực Hoàng gia và Hải quân Hoa Kỳ.

Báo chí phương Tây đưa tin, những hành động như vậy được thực hiện trong bối cảnh lo ngại về mối đe dọa có thể xảy ra từ Nga đối với mạng lưới cáp thông tin liên lạc hay hạ tầng năng lượng dưới nước.

Tuy nhiên các chuyên gia người Nga đã đặt câu hỏi về tính khách quan của những tuyên bố như vậy.

Theo giới phân tích, cáo buộc về một cuộc tấn công có thể xảy ra vào cơ sở hạ tầng năng lượng giống như một nỗ lực nhằm biện minh cho hành động của chính họ cụ thể là hoạt động bí mật của những cơ cấu “ủy nhiệm” hoạt động vì lợi ích của các nước phương Tây.

Chiến thuật nói trên, như các chuyên gia lưu ý, thường gắn liền với các cấu trúc quân sự của Mỹ và châu Âu.

5e0363af2030271ecd216d3b-pxmy.jpg
Máy bay trinh sát NATO đặc biệt quan tâm hành tung của tàu ngầm hạt nhân Yasen-M thuộc Hải quân Nga.

Trước diễn biến này, thông tin về việc gia tăng hoạt động của lực lượng tàu ngầm Nga trong khu vực càng được quan tâm. Đặc biệt, chúng ta đang nói về hành tung của các tàu ngầm hạt nhân đa năng thuộc Dự án 885M "Yasen-M", có động cơ đẩy với độ ồn thấp.

Theo ước tính, tín hiệu âm thanh của những chiếc tàu ngầm này chỉ ở mức 55 - 60 dB nhờ sử dụng động cơ đẩy phản lực nước thay chân vịt, khiến chúng cực kỳ khó bị phát hiện.

Để giám sát vùng biển, phi hành đoàn máy bay chống ngầm phương Tây tích cực sử dụng phao sonar vô tuyến AN/SSQ-62B/C/D/E DICASS và một vài phương tiện hiện đại khác. Mục đích được cho là để theo dõi chuyển động của những vật thể dưới nước có khả năng gây ra mối đe dọa.

Căng thẳng gia tăng trong khu vực Biển Bắc đặt ra câu hỏi về lý do thực sự cũng như mục tiêu của các hoạt động hải quân gia tăng được nhiều nước NATO tiến hành.

Chúng ta hãy nhớ lại rằng những trường hợp bị cáo buộc có dấu hiệu phá hoại nhằm vào hạ tầng dưới nước trước đó, bao gồm cả những gì xảy ra với tuyến ống Dòng chảy phương Bắc, đã được thảo luận trên báo chí quốc tế.

Nga và một số nhà phân tích độc lập cho rằng bước đi như vậy có thể do các nước phương Tây kích động, như một phần của việc gây áp lực địa chính trị lên Moskva.

Tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula thuộc Dự án 667 Delta IV của Hải quân Nga.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ