Phương pháp truyền cảm hứng học môn Sinh học

GD&TĐ - Ngoài niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và giải pháp nhằm truyền cảm hứng, giúp học sinh yêu thích môn học.

Cô giáo Chu Thị Thơm luôn biết cách truyền cảm hứng học môn Sinh cho học trò Trường THCS Tam Dương.
Cô giáo Chu Thị Thơm luôn biết cách truyền cảm hứng học môn Sinh cho học trò Trường THCS Tam Dương.

Trong 20 năm giảng dạy, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học THCS có thể áp dụng một số giải pháp và kinh nghiệm trong giảng dạy đại trà cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ đó tạo những thay đổi trong công tác giảng dạy như sau để tạo sự hứng thú cho học sinh của mình giúp cho bài giảng hay, thu hút hơn và đem lại những kết quả tốt nhất.

Cô Chu Thị Thơm - Trường THCS Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã gặt hái được khá nhiều thành công như: Nhiều năm liền chất lượng đại trà cũng như chất lượng học sinh giỏi luôn đứng đầu huyện Tam Dương và trong tốp đầu ở tỉnh Vĩnh phúc. (nhiều năm liền có học sinh đạt giải Nhất, Nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh học, nhiều học sinh đỗ vào các lớp chuyên Sinh…).

Cụ thể như trong dạy đại trà cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi cần thay đổi cách kiểm tra bài cũ (có thể lồng ghép các câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học trong quá trình dạy bài mới để làm giảm bớt đi sự căng thẳng không đáng có). Thay đổi cách đặt vấn đề vào bài mới (mở đầu bằng một câu chuyện vui; mở đầu bằng một đoạn phim hay hình ảnh; hay mở đầu bằng một câu chuyện li kì, hấp dẫn…).

Thay đổi cách giao tiếp (giáo viên cần có thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo cho học sinh cảm giác được yêu thương, nhưng khi cần vẫn phải nghiêm khắc để học sinh hiểu được giới hạn của sự thoải mái. Đổi mới cách thức soạn bài và thiết kế các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết dạy. Tổ chức các hoạt động dạy học (tổ chức dạy học theo nhóm sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật “Các mảnh ghép” …đồng thời tổ chức dạy học theo nhóm có sử dụng phiếu học tập. Mặt khác tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trong quá trình dạy học phải gắn kiến thức với thực tiễn

Cô giáo Chu Thị Thơm được tỉnh Vĩnh Phúc vinh danh tại Lễ kỉ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Cô giáo Chu Thị Thơm được tỉnh Vĩnh Phúc vinh danh tại Lễ kỉ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngoài ra, trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học, giáo viên cần phát hiện được nhân tố có năng khiếu bộ môn, trong suốt quá trình dạy học giáo viên luôn tìm tòi chế biến các tài liệu, xây dựng các chuyên đề cho từng chương từ đơn giản đến chuyên sâu (phân dạng bài tập chi tiết, nâng cao), phân loại đối tượng học sinh cho phù hợp nội dung dạy học.

Và một điều hết sức quan trọng đó là người giáo viên phải có niềm đam mê, sự nhiệt huyết không có giới hạn với nghề và giáo viên có thể truyền được cảm hứng đó cho học trò.

Hy vọng, với những kinh nghiệm được chia sẻ ở trên có thể giúp giáo viên luôn yêu nghề hơn và cống hiến nhiều hơn trong sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm trên còn giúp nâng cao chất lượng dạy bộ môn Sinh học trong trường THCS hiện nay.

Cô Chu Thị Thơm đã 12 lần đạt danh hiệu CSTĐCS, 3 lần đạt CSTĐ cấp tỉnh, 3 lần đạt giải Nhất, Nhì trong hội thi GV dạy giỏi cấp tỉnh, 3 lần đạt giải Nhất trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Ngoài ra cô còn vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 2 lần được bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, 3 lần được nhận bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, được Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và rất nhiều các giấy khen của chủ tịch UBND huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ