Phương pháp mới khai thác nhiều enzym thực vật

GD&TĐ - Enzym đóng vai trò thiết yếu trong tế bào của mọi sinh vật, từ vi khuẩn, thực vật đến con người.

Có sự tương đồng giữa các bộ phận trong ô tô và enzym của tế bào thực vật.
Có sự tương đồng giữa các bộ phận trong ô tô và enzym của tế bào thực vật.

Một số enzym thực hiện công việc một vài lần và thất bại. Trong khi đó, những enzym khác có thể lặp lại một nhiệm vụ hàng trăm nghìn lần.

Các sinh vật dành rất nhiều năng lượng để thay thế enzym đã hao mòn. Theo Andrew Hanson - học giả và giáo sư tại Khoa Khoa học trồng trọt của Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm (Mỹ), ở các loại cây trồng để làm thực phẩm, nhiên liệu, chất xơ hoặc các mục đích khác, enzym tồn tại lâu hơn có thể làm tăng năng suất.

“Việc thay thế các enzym là một chi phí năng lượng lớn đối với sinh vật, nhưng chưa ai thực sự hỏi, các enzym tồn tại được bao lâu và điều gì quyết định điều đó?”, ông Hanson cho biết.

Tiêu chuẩn này được gọi là Chu trình xúc tác cho đến khi thay thế (CCR). Đây là bước đầu tiên để cải thiện tuổi thọ của enzym. Nhờ đó, giúp sản xuất nhiều thực phẩm, nhiên liệu và chất xơ hơn. 

Để giải thích cách CCR hoạt động, Hanson nêu sự tương tự giữa các bộ phận trong ô tô và enzym của tế bào. Giống như các bộ phận trong xe hơi, enzym thực hiện lặp lại một nhiệm vụ cụ thể. Đây là nguyên nhân gây ra hao mòn.

Trong ô tô, nhà sản xuất biết một bộ phận có thể hoạt động bao nhiêu lần trước khi cần thay thế. Trong khi đó, CCR cung cấp thông tin này về enzym, giúp các nhà kỹ thuật sinh học biết một enzym có thể thực hiện công việc bao nhiêu lần.

Phòng thí nghiệm của Hanson đã bắt đầu làm việc để cải thiện một trong những enzym thực vật tên THI4. Enzym này xúc tác một phản ứng hóa học tạo ra thiamine - một loại vitamin B cần thiết cho nhiều quá trình sinh học.

Tuy nhiên, THI4 có thể được gọi là enzym “vứt bỏ”. Bởi, đây là một enzym xúc tác phản ứng một lần và sau đó phân hủy - tự hủy.

“Một giải pháp khả thi là tìm ra một loại enzym khác cũng có thể tạo ra thiamine nhưng tồn tại lâu hơn THI4”, ông Hanson nhận định.

Phòng thí nghiệm của Giáo sư Hanson đang tìm cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là tiến hóa có định hướng. Phương pháp mới có xu hướng khai thác các quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên ở vi khuẩn hoặc nấm men.

Nhờ đó, nhằm cải thiện các gen chứa chỉ thị cho enzym hoặc các protein khác với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ có thể xảy ra ở thực vật. Sau đó, các gen cải tiến có thể được chuyển sang cây trồng bằng cách sử dụng những công nghệ như CRISPR để chỉnh sửa bộ gen của cây. Kết quả là các nhà nghiên cứu có thể cải thiện enzym cây tạo ra, dẫn đến năng suất cao hơn.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...