Lựa chọn kiến thức liên môn và thời điểm cần tích hợp
Dạy học Vật lí theo hướng tích hợp kiến thức liên môn giúp giáo viên chủ động hơn trong các tình huống mà học sinh đưa ra theo các lĩnh vực; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó, bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, làm cho các em say mê khoa học, yêu Vật lí hơn.
Trước tiên xuất phát từ ý tưởng: Làm thế nào để bài dạy không bị cứng nhắc, nhàm chán mà người học có hứng thú, say mê học không bị gò ép? Làm thế nào để học sinh tiếp cận kiến thức khoa học một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất?
Để đạt được kết quả tốt, giáo án chọn thời điểm, vị trí tích hợp như thế nào trong một bài dạy hay trong chương để đạt kết quả tốt nhất? đỡ mất thời gian của các em nhất.
Từ đó, định hình được đơn vị kiến thức nào cần được dạy tích hợp liên môn và thời điểm nào trong tiết học có thể tích hợp để đạt hiệu quả cao nhất, tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi, khám phá, giải thích các tình huống thực tiễn theo hiểu biết của các em mà vẫn đảm bảo sự đúng đắn, tính chính xác.
Với các bài mà đơn vị kiến thức nào cũng liên quan đến các môn học khác như: Bài ""Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng"" , Bài ""Các tác dụng của ánh sáng"", Bài ""Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây"",… giáo viên tích hợp kiến thức trong tất cả các hoạt động, các mục của bài.
Với những đơn vị kiến thức có liên quan một phần đến các môn học khác, giáo viên chọn thời điểm, chọn mục đưa việc tích hợp kiến thức phù hợp gắn với sự lịch sử hình thành, phát triển của nó đồng thời gắn liền với phương pháp đặc thù của bộ môn là thực nghiệm, từ thực tiễn hình thành và phát triển nhận thức đồng thời kiến thức nhận được lại được kiểm nghiệm và củng cố trong thực tiễn.
Giải pháp này giúp giáo viên dần thoát khỏi việc truyền thụ tri thức thuần túy cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên từng bước đặt mình vào vị trí của người thiết kế, tổ chức, định hướng quá trình học tập của học sinh đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đây cũng là điểm mới, có tính đột phá quyết liệt về đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng mở của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới.
Tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động, mục lục của bài
Giáo viên phải hình dung ra: Học sinh giỏi Hóa cần làm gì và có thể giải thích hiện tượng đến đâu và bổ sung lượng kiến thức như thế nào ? Tương tự với học sinh giỏi các môn khác cần làm gì và có thể giải thích hiện tượng đến đâu và bổ xung lượng kiến thức như thế nào?
Lớp có thể chia thành 4 nhóm, sao cho học sinh các nhóm có cả những học sinh cốt cán. Yêu cầu các em chuẩn bị ở nhà kiến thức liên quan.
Khi đến hoạt động cần tích hợp, giáo viên cần lựa chọn thời điểm để tích hợp kiến thức liên môn và tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, và học sinh thu nhận kiến thức một cách thoải mái nhất.
Với giải pháp trên, cùng với lượng thời gian 45 phút nhưng học sinh vẫn có thể tiếp thu được kiến thức bài học và kiến thức liên môn; ý thức bảo vệ môi trường.
Tích hợp, lồng ghép trong hoạt động vận dụng - củng cố
Giáo viên vẫn tiến hành các bước của một tiến trình lên lớp. Việc xây dựng câu hỏi, vấn đề cần nghiên cứu ở mức độ từ đơn giản đến phức tạp, dạy học một cách định hướng.
Ở hoạt động vận dụng - củng cố kiến thức, giáo viên chọn thời điểm tích hợp kiến thức liên môn, kiến thức môi trường qua các tình huống gắn với thực tế , qua các bài tập vận dụng và giải thích.
Các tình huống gắn với thực tế được triển khai, yêu cầu giải thích và hoạt động theo nhóm một cách hiệu quả; lúc này các nhóm huy động kiến thức một cách tối đa, sử dụng kiến thức liên môn sao cho đạt hiệu quả nhất.
Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh. Vì giải thích theo những kiến thức là thế mạnh của các nhóm nên có nhiều hướng khác nhau, có thể trái chiều. Sau đó, giáo viên kết luận chung nhưng vẫn đến được đích chân lý khoa học.
Việc dạy học theo phương pháp liên môn này góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, một chiều áp đặt, xa rời thực tiễn.
Chỉ với thời gian cố định trong một tiết học không những học sinh được tiếp thu kiến thức bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà còn được tương tác lẫn nhau, tạo ra trao đổi, tranh luận giữa HS với HS và giữa GV với HS.
Trong quá trình đó, năng lực tổ chức, tư duy logic, khả năng giao tiếp, tư duy phản biện, kĩ năng lắng nghe… của các em được phát huy, bộc lộ tối đa, làm cho học sinh hiểu bài một cách cặn kẽ đồng thời cũng góp phần hình thành phát triển năng lực chủ động sáng tạo trong công việc, khả năng khái quát từ các tình huống, yêu cầu cụ thể.
Cải tiến cách dạy học Vật lí cấp THCS thông qua hình thức tích hợp kiến thức liên môn” được thực hiện qua các bước sau :