Phương châm xử lý, vệ sinh môi trường sau bão lụt

GD&TĐ - Phương châm xử lý môi trường sau bão lụt là nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Thu gom, xử lý xác gia súc, gia cầm, động vật chết.

Việc xử lý môi trường sau bão lụt là hết sức quan trọng, góp phần ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ảnh: Xuân Phú.
Việc xử lý môi trường sau bão lụt là hết sức quan trọng, góp phần ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ảnh: Xuân Phú.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình hình mưa lũ năm 2024 dự báo ở mức xấp xỉ hoặc đến cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực đã xảy ra mưa lớn, ngập sâu tại các vùng trũng thấp, ngập úng cục bộ tại đô thị.

Trao đổi về phương châm trong việc xử lý môi trường sau bão lụt của Bộ Y tế, ThS. Nguyễn Huy Cường - Phó trưởng phòng Quản lý sức khỏe môi trường, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế cho biết:

"Phương châm là nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; kịp thời thu gom, xử lý xác gia súc, gia cầm, động vật chết; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ để tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm; làm vệ sinh và xử lý các nguồn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt để đảm bảo có nước sạch cho người dân".

Trong và sau bão lụt, nước thải, rác thải và các loại chất thải theo dòng nước tràn ra có thể gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thực phẩm. Vì vậy, việc xử lý môi trường sau bão lụt là hết sức quan trọng, góp phần ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Sau lũ lụt, cần kiểm tra tình trạng các nguồn nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt và tiến hành xử lý, làm vệ sinh nguồn nước để kịp thời có nước đảm bảo dùng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Nước rút đến đâu cần huy động cộng đồng làm vệ sinh môi truờng đến đó vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi. Các biện pháp thực hiện gồm:

· Đẩy sạch bùn đất ra khỏi nhà cửa; khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.

· Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.

Đối với nhà tiêu, cần làm vệ sinh và sửa chữa (nếu không hỏng nặng). Nếu nhà tiêu hỏng nặng thì ngừng sử dụng và tạm thời dùng chung với nhà tiêu chưa bị hư hỏng của hàng xóm, hoặc có thể chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.

ThS Nguyễn Huy Cường cho biết, để đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh sau bão lũ trong thời gian tới, ngành y tế của địa phương, nhất là các tỉnh thường bị bão lụt cần phải chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các phương án về nhân lực, nguồn lực tại tất cả các cấp để đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường phòng chống dịch trong các tình huống thiên tai.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về cách xử lý nước và vệ sinh môi trường cho cán bộ y tế, người dân tại các tỉnh/ các vùng thường xuyên bị bão lụt.

Tổ chức thực hành xử lý nước, vệ sinh môi trường cho cán bộ y tế, người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.