Phòng tránh bệnh lao ở trẻ nhỏ

GD&TĐ - Lao là một bệnh truyền nhiễm và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới.

Trẻ em là nhóm dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm, trong đó có lao. Ảnh minh họa
Trẻ em là nhóm dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm, trong đó có lao. Ảnh minh họa

Lao là một bệnh truyền nhiễm và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Bệnh do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.

Ước tính, 1/4 dân số thế giới nhiễm lao. Khoảng 10% nhiễm lao sẽ tiến triển thành bệnh lao. Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Lao kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng về y tế công cộng. Hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao (báo cáo của WHO năm 2020).

Trong số đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa. Điều đó nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.

Trao đổi về căn bệnh này, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có khoảng 9 triệu ca lao mới mỗi năm. Trong số đó có 10% là trẻ em”.

Theo chuyên gia này, hằng năm, Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện và điều trị khoảng 70 đến 80 ca bệnh lao. Tập trung tại Bệnh viện Nhi Trung ương là những ca lao nặng, khó chẩn đoán. Trong đó gồm các thể Lao phổi – màng phổi (45%), Lao toàn thể (18%), Lao màng não (30%), Lao xương, Lao hạch. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ (<5 tuổi). Bệnh xảy ra trong vòng 2 năm sau tiếp xúc với nguồn bệnh.

Chuyên gia khuyến cáo, trẻ em là nhóm dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm, trong đó có lao. Lý do là vì miễn dịch của trẻ còn yếu. Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vắc-xin BCG phòng lao.

Việc tiêm muộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Song, dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được chủng ngừa đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh. Đồng thời, cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo phác đồ của Chương trình chống lao Quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.