WHO kêu gọi đầu tư chấm dứt bệnh lao là cứu sống nhân loại

GD&TĐ - Bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm giết người nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi ngày, hơn 4100 người tử vong vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc bệnh.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, vào ngày 24/3 hàng năm, chúng ta kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống lao nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của bệnh lao đến sức khỏe, kinh tế và xã hội, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt đại dịch lao trên toàn cầu.

Đây cũng là dịp kỷ niệm ngày bác sĩ Robert Koch đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh lao vào năm 1882, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này.

Bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm giết người nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi ngày, hơn 4100 người tử vong vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc bệnh.

Kể từ năm 2000, ước tính đã có khoảng 66 triệu người được cứu sống thông qua những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại bệnh lao.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm đảo ngược nhiều năm tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chấm dứt bệnh lao. Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, số ca tử vong do bệnh lao tăng cao vào năm 2020.

Chủ đề của Ngày thế giới phòng chống lao năm 2022 – “Đầu tư để chấm dứt bệnh lao là cứu sống nhân loại” nhằm đưa ra nhu cầu cấp bách về việc đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh cuộc chiến chống lại bệnh lao và đạt được các cam kết chấm dứt bệnh lao.

Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng trong phòng ngừa và chăm sóc phù hợp với mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là đạt được sự bao phủ y tế toàn dân.

Việc đầu tư nhiều hơn sẽ cứu sống thêm hàng triệu người và đẩy nhanh sự kết thúc của đại dịch lao.

Nhân Ngày thế giới phòng chống lao, WHO kêu gọi:

Đầu tư khẩn cấp vào các nguồn lực, sự hỗ trợ, chăm sóc và thông tin là rất quan trọng để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại bệnh lao.

Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm tăng nguy cơ thúc đẩy bệnh lao tiến triển đến giai đoạn cuối. Do đó cần đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng trong phòng ngừa và chăm sóc bệnh lao như mục tiêu của WHO hướng tới là đạt được sự bao phủ y tế toàn dân.

Đầu tư nhiều hơn vào việc chẩn đoán, điều trị dự phòng và chăm sóc bệnh lao sẽ cứu sống thêm hàng triệu người.

Các dịch vụ thiết yếu về bệnh lao cần được duy trì trong đại dịch Covid-19 để đảm bảo rằng những thành quả đạt được trong cuộc chiến chống lại bệnh lao không bị đảo ngược.

Cần thực hiện tất cả các biện pháp để đảm bảo tính liên tục trong việc cung cấp các dịch vụ cho những người cần dự phòng và điều trị bệnh lao. Các cơ sở y tế nên duy trì hỗ trợ các dịch vụ lao thiết yếu ngay cả trong trường hợp khẩn cấp như Covid-19.

Việc cung cấp các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh lao cần lấy người bệnh làm trung tâm, song song với việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Giải quyết bất bình đẳng về sức khỏe để đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người.

Những người mắc bệnh lao thuộc một trong những đối tượng dễ bị tổn thương và phải đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Do đó, WHO kêu gọi hành động toàn cầu để giải quyết sự bất bình đẳng về sức khỏe cho những người mắc bệnh lao cũng như những bệnh khác.

Chấm dứt bệnh lao đòi hỏi hành động phối hợp của tất cả các ngành.

Việc cung cấp các dịch vụ phù hợp, hỗ trợ và tạo môi trường an toàn ở đúng nơi và vào đúng thời điểm là trách nhiệm của tất cả mọi người (cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, chính phủ và xã hội) nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao.

Nguồn: HCDC.

Nguồn: HCDC.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.