Phong thái của ông Putin và Lukashenko khiến phương Tây lo lắng

GD&TĐ - Cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko đã thu hút sự quan tâm lớn từ phương Tây.

Phong thái của ông Putin và Lukashenko khiến phương Tây lo lắng

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Minsk vào ngày 19/12. Chương trình làm việc kéo dài hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ mới kết thúc.

Sau hội nghị thượng đỉnh, ông Lukashenko nói rằng “mọi người sẽ đánh giá cao các quyết định và chiến lược đã được thông qua”. Trong khi đó Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng hai quốc gia đã đồng ý cùng nhau chế tạo thiết bị quân sự mới và tiếp tục các cuộc tập trận quân sự chung.

Nhà lãnh đạo Belarus nói thêm rằng một cơ sở đã được tạo ra cho sự đột phá trong tương lai của mối quan hệ giữa hai quốc gia, đồng thời khẳng định rằng chính sách trừng phạt của phương Tây đã thất bại.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus vừa có một cuộc hội đàm rất đáng chú ý.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus vừa có một cuộc hội đàm rất đáng chú ý.

Trước diễn biến trên, Phó Giáo sư Khoa Phân tích Chính trị và Các Quá trình Tâm lý Xã hội của Đại học Kinh tế Nga (PRUE Plekhanov) - ông Alexander Perendzhiev, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitExpert (PE) đã bày tỏ quan điểm của mình.

Theo vị chuyên gia, hai nguyên thủ quốc gia Putin và Lukashenko tại cuộc hội đàm vào ngày 19/12 đã thảo luận về những cơ chế nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt và áp lực kinh tế từ phương Tây đối với Nhà nước Liên minh. Họ cũng thảo luận về biện pháp đảm bảo an ninh quân sự của hai nước.

“Chúng ta có thể nói về các cơ chế tương tác chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia, sự hình thành cấu trúc vũ trang chung, trao đổi thông tin, sự tương tác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng".

Ngoài ra những vấn đề trong lĩnh vực xã hội cũng được thảo luận. Thông tin do phương Tây lan truyền về việc Tổng thống Putin kêu gọi người đồng cấp Lukashenko tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt là không chính xác”, nhà khoa học chính trị nhấn mạnh.

Hai ông Putin và Lukashenko đã truyền tải một thông điệp nhất định tới phương Tây. Phó Giáo sư Perendjiev nhấn mạnh phương pháp ra quyết định của họ khác với cách mà các chính trị gia EU sử dụng: Họ hành động một cách bình tĩnh và dứt khoát.

“Các nhà lãnh đạo đã cho thấy rằng họ không hề lo lắng, không giống như EU. Sự phối hợp của luật pháp, các biện pháp trừng phạt trong Liên minh châu Âu kém bình tĩnh hơn nhiều, bởi vì họ đưa ra quyết định không phải vì lợi ích của bản thân, mà theo sức ép từ phía Mỹ”, người đối thoại của tờ PE cho biết.

Ông Perendzhiev nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt, áp lực chính trị và quân sự từ phương Tây đã giúp Nga và Belarus thay đổi lợi ích quốc gia của họ.

“Tổng thống Lukashenko đã đề xuất đẩy nhanh việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp chung Nga - Belarus. Trên thực tế, đó là quá trình hình thành một ngành công nghiệp duy nhất để thoát khỏi sự phụ thuộc vào bất kỳ ảnh hưởng nước ngoài nào trong lĩnh vực sản xuất ”, người đối thoại của PE nhấn mạnh.

Theo PolitExpert

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.