S-300 lần đầu bắn hạ mục tiêu mặt nước tại Ukraine

GD&TĐ - Tên lửa S-300 đã được Nga tích cực sử dụng trong việc tấn công mục tiêu mặt đất trong lãnh thổ Ukraine suốt thời gian qua.

S-300 lần đầu bắn hạ mục tiêu mặt nước tại Ukraine

Trong bối cảnh Lực lượng Vũ trang Ukraine đang cố gắng phát triển một cuộc phản công, Quân đội Nga đã tiến hành những trận oanh kích quy mô lớn bằng tên lửa vào các đội hình chiến đấu và cơ sở hạ tầng quân sự của Kyiv.

Những đối tượng hứng chịu hỏa lực là các lực lượng và trung tâm hậu cần của Ukraine ở vùng Nikolaev. Theo truyền thông địa phương, cường độ hỏa lực tầm xa mà phía Nga trút vào đã tăng gấp 5 lần.

Đồng thời, báo chí địa phương đã nói về "hiệu quả bằng không" của các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay của Nga. Ví dụ như một trận oanh kích vào khu vực Nikolaev với thiệt hại tối đa chỉ bao gồm "việc đốt cháy cỏ khô và cây bụi ở những khu vực trống trải".

Đánh giá theo những tuyên bố này, cư dân Nikolaev cũng cho biết họ không phải chứng kiến những vụ nổ mạnh mẽ của kho vũ khí sau cuộc tập kích của tên lửa Nga mà đó đều là đối tượng vô hại.

Mặc dù vậy, theo báo chí Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa phòng không từ hệ thống phòng không S-300 để bắn phá các vùng lãnh thổ, một trong số những quả đạn đã đâm vào một con tàu đang chờ xử lý và đánh chìm nó, đồng thời làm hư hỏng cầu tàu. Bức ảnh được đăng tải cho thấy con tàu bị hư hại rất có thể là một chiếc du thuyền.

Đồng thời, vẫn chưa rõ tại sao Lực lượng vũ trang Nga lại sử dụng tên lửa phòng không để tấn công mục tiêu “trên biển”. Không loại trừ khả năng đối tượng thực sự của quả đạn S-300 là kho tàng trong cảng, nhưng do bị chệch hướng mà con tàu trên trở thành "nạn nhân".

Con tàu neo đậu bên cầu cảng bị chìm sau khi tên lửa S-300 đánh trúng.

Con tàu neo đậu bên cầu cảng bị chìm sau khi tên lửa S-300 đánh trúng.

Cần lưu ý, khả năng bắn vào các mục tiêu mặt đất của S-300 đã được đặt ra từ thời Liên Xô, nhưng vào thời điểm đó người ta tin rằng việc sử dụng hệ thống phòng không thay vì tên lửa đạn đạo chiến thuật theo cách này là một "thú vui đắt giá".

Các nguồn tin Nga cho rằng tầm bắn vào các mục tiêu mặt đất ở tọa độ đã biết và khi phóng theo quỹ đạo đạn đạo có thể đạt 120 km, nhưng nhiều khả năng đây là con số đã được phóng đại.

Ngoài ra còn có một phương thức hoạt động khác của S-300, được lắp đặt trong tất cả các hệ thống phòng không của Liên Xô đó là hoạt động như một tổ hợp tên lửa chống hạm ven biển.

Khi đó, việc bắn diễn ra khi xác định được mục tiêu có độ tương phản vô tuyến trên bề mặt. Nhưng nó phụ thuộc trực tiếp vào đường chân trời vô tuyến, vì vậy phạm vi bắn như vậy chỉ xấp xỉ 40 km.

Giới chức quân sự Ukraine cảnh báo rằng "những người chiếm đóng đã đặt các hệ thống vũ khí này trên dải đất Kinburn Spit để nã vào Mykolaiv và các khu vực xung quanh bằng tên lửa S-300".

Việc Nga có thể dùng S-300 để tấn công mục tiêu mặt đất còn bị đánh giá tương tự những gì xảy ra với tên lửa Oniks thuộc tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Kh-22 phóng từ oanh tạc cơ Tu-22M3.

Do là tên lửa chống hạm, đầu dò radar của hai loại đạn trên thường bắt mục tiêu vào vật thể có diện tích phản xạ radar lớn nhất, dẫn tới việc tên lửa đánh rất thiếu chính xác khi nhắm đối tượng tại khu vực đô thị dày đặc công trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ