Phòng chống tham nhũng cần đồng bộ, toàn diện

Phòng chống tham nhũng cần đồng bộ, toàn diện

(GD&TĐ) - Với chủ đề của Hội thảo: “Đánh giá tác động, hiệu quả các kỳ đối thoại phòng chống tham nhũng với công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam”. Tại Hà Nội, ngày 14 - 15/11/2011 Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội thảo trước đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 10.

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên do cơ chế, chính sách về phòng chống tham nhũng chậm bổ sung, sửa đổi nên hiệu quả thấp, tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu đơn vị trong phòng, chống tham nhũng còn yếu. Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp. Trong khi đó, một số vụ việc, vụ án tham nhũng kéo dài gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh về pháp luật.

Dự thảo báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Luật PCTN cũng chỉ rõ những mặt hạn chế trong công tác PCTN. Đó là, tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu trong công tác PCTN còn yếu. Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất hạn chế. Số vụ việc, vụ tham nhũng được phạt hiện và xử lý còn thấp so với tình hình thực tế đang diễn ra. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật.

Quang cảnh cuộc hội thảo
Quang cảnh cuộc hội thảo

Với việc PCTN trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh giáo dục cũng có nhiều ý kiến đóng góp:

GS.TS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học, phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam cho rằng tiêu cực trong giáo dục rất đa dạng vì vậy cần có những chế tài để khắc phục, giải quyết 3 vấn đề nổi cộm hiện nay mà Bộ GD&ĐT đã đề cập: Học thêm dạy thêm; Tuyển sinh đầu cấp; Lạm thu thì theo ông, 2 vấn đề cần khắc phục ngay đó là việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, in soạn sách giáo khoa còn lãng phí và việc tuyển sinh, tuyển dụng còn lãng phí...

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trao đổi 4 vấn đề PCTN trong giáo dục: Thứ nhất: việc thu chi trong ngành còn chưa minh bạch; Thứ hai là việc tuyển dụng cán bộ, mua sắm thiết bị, xây dựng trường còn nhiều kẽ hở gây thất thoát của công; Thứ ba: Việc dạy thêm học thêm còn nhiều bất cập; Thứ tư việc làm các đề tài nghiên cứu khoa học cũng rất tốn kém tiền của Nhà nước mà tính ứng dụng thực tế chưa hiệu quả là bao...

Ông kiến nghị các cấp, hội, ban ngành cần có những quyết sách nghiêm khắc đứng ra can thiệp mới giải quyết triệt để chứ không phải công việc của riêng một mình ngành Giáo dục để những hiện tượng tham nhũng như: lạm thu, sách tham khảo tràn lan, tiêu cực trong việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị học, việc dạy thêm học thêm... không còn.

Tiếp nhận tất cả những ý kiến đóng góp của các vị đại biểu, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã cho rằng việc PCTN là công việc chung ở tất các các cấp các ngành, Bộ GD&ĐT cũng luôn luôn cố gắng để làm tốt công việc này song cũng không tránh khỏi những sơ hở trong quá trình thực hiện. Lường trước những khó khăn và thách thức đã và đang xảy ra, sắp tới Bộ cũng sẽ có những giải pháp khắc phục...

Thảo Nguyên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ