Phối hợp 3 bên tạo sự "đồng tâm" chăm sóc trẻ mầm non

GD&TĐ - Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng được xem là “tam giác vàng”, vừa mang tính nguyên lý giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Giờ hoạt động trò chơi của cô giáo và trẻ Trường Mầm non Thanh Xuân (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An).
Giờ hoạt động trò chơi của cô giáo và trẻ Trường Mầm non Thanh Xuân (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An).

Sáng 27/11, tại thị xã Hoàng Mai, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội thảo công tác phối hợp gia đình, nhà trường, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Phòng GD&ĐT của 21 huyện, thành thị, các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập.

Hội thảo công tác phối hợp gia đình, nhà trường, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
Hội thảo công tác phối hợp gia đình, nhà trường, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Những năm qua, công tác phối hợp gia đình, nhà trường, cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại Nghệ An được quan tâm. Qua đó, góp phần đảm bảo tỷ lệ 100% trường mầm non  trẻ học 2 buổi/ngày, bán trú ở mức cao. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ từng bước được cải thiện, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần hàng năm.

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo

Công tác xã hội hóa được thực hiện linh hoạt, đạt hiệu quả và phù hợp với từng vùng miền. Các cơ sở giáo dục cũng được sự quan tâm, đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ ngày công, hiện vật có giá trị trong xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ.

Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm hay trong việc tăng cường tương tác giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng. Huyện miền núi Tương Dương có mô hình Câu lạc bộ  “ Nuôi con khỏe - dạy con ngoan”, mô hình “góp gạch xây dựng trường”. Qua đó, tăng cường sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em, đặc biệt là ở vùng miền núi cao, dân tộc thiểu số...

Nhiều địa phương khác cũng có nhiều hình thức huy động sự tham gia của phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng phối hợp để tổ chức bán trú, tăng cường kỹ năng, năng khiếu của trẻ.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở giáo dục mầm non chưa phát huy cao hiệu quả của công tác phối hợp này. Việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Một số địa phương, nhận thức của cha mẹ về công tác phối hợp trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ còn hạn chế; ý thức trách nhiệm của gia đình chưa cao, phụ huynh có tư tưởng ỷ lại vào nhà trường.

Lực lượng bộ đội, phụ huynh hỗ trợ Trường Mầm non Thanh Hà (huyện Thanh Chương, Nghệ An) dọn dẹp sau lũ.
Lực lượng bộ đội, phụ huynh hỗ trợ Trường Mầm non Thanh Hà (huyện Thanh Chương, Nghệ An) dọn dẹp sau lũ.

Trên cơ sở đó, hội thảo bàn các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong chăm sóc trẻ mầm non. Giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc tiếp nhận trẻ có tính đặc thù khác nhau như: trẻ khuyết tật, trẻ có biểu hiện tự kỷ... Bàn luận về việc áp dụng mô hình hay ở địa phương này cho địa phương khác sao cho phù hợp thực tiễn.

Giờ học hát múa tại Trường Mầm non Thanh Xuân (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An).
Giờ học hát múa tại Trường Mầm non Thanh Xuân (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An).

Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Văn Khoa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng đối với chăm sóc giáo dục trẻ được xem là “tam giác vàng”, vừa mang tính nguyên lý giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của địa phương. Sự phối hợp trên đảm bảo thống nhất, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cũng nhấn mạnh, hiện có nhiều hình thức để tăng cường sự phối hợp “tam giác vàng”. Tuy nhiên, lực lượng giáo dục phải phát huy vai trò là phía chủ động, tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.