Phố nghề Thăng Long xưa đến Bảo tàng Hà Nội

GD&TĐ -  Thời gian qua, Bảo tàng Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hiện vật do chính người dân hiến tặng. Nhiều hiện vật gắn bó với các gia đình qua nhiều thế hệ, hiện vật có giá trị kinh tế cao. Với tình yêu Hà Nội, nhiều nhiều gia đình làm nghề thuốc bắc phố Lãn Ông  đã để "mảnh ký ức" của riêng mình góp phần kể câu chuyện lịch sử, văn hóa chung của Hà Nội.

Bà Dương Thị Kim Oanh vẫn giữ được cuốn sổ ghi chép các bài thuốc gia truyền
Bà Dương Thị Kim Oanh vẫn giữ được cuốn sổ ghi chép các bài thuốc gia truyền

Trao bí quyết nghề thuốc của gia đình

Gia đình bà Dương Thị Kim Oanh, (Hiệu thuốc Cầu Bây , 52 Lãn Ông) có gốc ở Làng Cầu (Thạch Bàn - Gia Lâm – Hà Nội). Ở làng Cầu Bây chỉ có duy nhất gia đình cô làm nghề thuốc bắc. Nghề thuốc của gia đình được bắt đầu từ cụ Phạm Văn Vân, ông được bố vợ truyền nghề cho và đem về dạy cho các con. Ông mở hiệu thuốc khám bệnh và phát thuốc lấy hiệu là Cầu Bây ( tên quê hương) ở phố Lãn Ông từ những năm đầu thế kỷ 20.

Một trong những hiện vật gia đình bà Oanh hiến tặng bảo tàng
Một trong những hiện vật gia đình bà Oanh hiến tặng bảo tàng 

Trải qua nhiều đời làm nghề, hiện nay gia đình chỉ còn lại cô con dâu là bà Dương Thị Kim Oanh được nắm bắt bí quyết nghề thuốc của gia đình. Hiện bà Oanh đã nghỉ và cho thuê cửa hàng bán thuốc bắc bên ngoài. Bài thuốc gia truyền của gia đình chuyên chữa trị các loại phong tê thấp.

Bà Oanh hiện nay vẫn giữ được một số cuốn sổ ghi chép bài thuốc và danh sách bệnh nhân. Bà Oanh đã bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội 9 hiện vật về nghề thuôc Bắc, đó là một số dụng cụ gia đình cô đã sử dụng như: giá bày thuốc, hộp đựng thuốc, dao cầu, chảo sao thuốc, sổ đông y…

Muốn lưu giữ tri thức dân gian của gia đình

Ông Nguyễn Kim Bảng gia đình có gốc ở thôn Đa Ngưu – xã Tân Tiến – huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên. Ông nội của ông Nguyễn Kim Bảng là cụ Nguyễn Đình Chương (?-1950) có tất cả 10 người con, trong đó có ba người làm theo nghề y đó là ông Nguyễn Ngọc Lân (chủ hiệu thuốc Toàn Mỹ - 56 Lãn Ông), ông Nguyễn Ngọc Báo (chủ hiệu thuốc Đức Thái – 18 Lãn Ông), ông Nguyễn Ngọc Uẩn (chủ hiệu thuốc Tiến Mỹ - Hưng Yên).

Ông Nguyễn Ngọc Lân (bố ông Nguyễn Kim Bảng) lấy bà Nguyễn Thị Thái có với nhau 7 người con thì có tới 5 người con của ông theo nghề y. Sau đó ông mua ngôi nhà số 56 phố Lãn Ông hiện nay và mở hiệu thuốc có tên là Toàn Mỹ.

Một trong những hiện vật gia đình ông Nguyễn Kim Bảng hiến tặng bảo tàng
Một trong những hiện vật gia đình ông Nguyễn Kim Bảng hiến tặng bảo tàng

Ông Nguyễn Kim Bảng lấy vợ là bà Nguyễn Thị Lan Phương (1962) làm nghề giáo viên. Sau khi ông Nguyễn Ngọc Lân mất (năm 1989) thì bà Nguyễn Thị Thái (mẹ của lương y Nguyễn Kim Bảng) đứng lên gây dựng cửa hàng. Đến năm 1993, bà Thái chuyển giao lại công việc cho ông Nguyễn Kim Bảng và hiệu thuốc lại được đổi tên thành Toàn Mỹ như bây giờ. Các bài thuốc gia truyền của nhà ông chữa được nhiều bệnh từ bệnh về xương khớp cho đến các bệnh nan y khác.

Lương y Nguyễn Kim Bảng
Lương y Nguyễn Kim Bảng 

Gia đình Lương y Nguyễn Kim Bảng, Phòng chẩn trị y học cổ truyền Toàn Mỹ- 56 Lãn Ông sẽ hiến tặng 24 hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội. Những hiện vật ông Nguyễn Kim Bảng hiến tặng cho Bảo tàng Hà Nội chủ yếu được dùng từ thời ông Nguyễn Ngọc Lân như tủ quầy, dao cầu, cân tiểu ly, sách tạp chí đông y…

Là người sinh ra trong gia đình có nghề làm thuốc lâu đời, bản thân ông cũng là người muốn tiếp tục duy trì truyền thống đó, những hiện vật ông hiến tặng cho bảo tàng cũng là muốn truyền thông điệp tới cho con cháu sau này biết được truyền thống gia đình. Và nhằm giới thiệu với công chúng đến thăm quan bảo tàng nghề truyền thống, tri thức dân gian của gia đình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...