Phim Việt chinh phục kênh phim trực tuyến Netflix của Mỹ

GD&TĐ - Tuy mới ở điểm xuất phát trên con đường chinh phục Netflix – “ông lớn” ngành dịch vụ xem phim trực tuyến, song những nỗ lực thay đổi của phim Việt gần đây rất đáng ghi nhận.

“Hai Phương” sẽ được công chiếu trên 100 quốc gia thông qua Netflix.
“Hai Phương” sẽ được công chiếu trên 100 quốc gia thông qua Netflix.

Đầu năm 2019, khán giả Việt của kênh xem phim trực tuyến có bản quyền Netflix (Mỹ) bất ngờ thấy bộ phim hài chiếu Tết năm 2015 “Trúng số” của Việt Nam xuất hiện trong kho phim của Netflix.

Cùng với đó, thông tin “Hai Phượng” đã được Netflix mua bản quyền và “Gái già lắm chiêu 3” đang đàm phán, hứa hẹn sẽ là bộ phim dài tập đầu tiên chiếu trên hệ thống phim chiếu mạng… Những tin vui này khiến người hâm mộ kỳ vọng vào bước tiến mới của phim Việt.

Trước “Trúng số” đã có phim “Chung cư ma” có mặt trên Netflix năm 2018, sắp tới ngày 22/5 lại có thêm “Hai Phượng” được công chiếu trên 100 quốc gia.

Tuy nhiên, những bộ phim này đều là những tác phẩm điện ảnh, còn phim truyền hình dài tập “made in Viet Nam” vẫn chưa được Netflix để mắt tới, dù phim truyền hình là “đặc sản” của hệ thống dịch vụ truyền hình nổi tiếng này. Vì vậy, để chinh phục được “ông lớn” Netflix thì “Gái già lắm chiêu 3” đã phải rất nỗ lực.

Được biết, để phù hợp khi trình chiếu, “Gái già lắm chiêu 3” phải sản xuất thành hai phiên bản khác nhau: Một phiên bản là series truyền hình sẽ phát sóng trên các nền tảng trực tuyến và một phiên bản dạng điện ảnh. Định dạng này gồm 10 tập, có thời lượng 60 phút/tập.

Quyết định đi theo hướng này vì “Gái già lắm chiêu 3” nhận ra rằng, gần đây khán giả trong nước đã bắt đầu làm quen với xu hướng xem phim trả tiền trên mạng và phim OTT (Over the top: phim chiếu trên nền tảng online) đang trở thành xu hướng. Thuận lợi cho các nhà làm phim là vậy nhưng làm được đến đâu lại là chuyện của tương lai, bởi khó khăn trước mắt vẫn vô cùng lớn.

“Chung cư ma” bộ phim Việt Nam đầu tiên được Netflix mua bản quyển và trình chiếu.
 “Chung cư ma” bộ phim Việt Nam đầu tiên được Netflix mua bản quyển và trình chiếu.

Hiện Netflix quan tâm tới thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, nhưng không phải vì thế mà “ông lớn” này dễ dãi trong quá trình tuyển chọn.

Từng nhận định về đối tác Netflix, nhà sản xuất “Gái già lắm chiêu 3” cho rằng cần phải nỗ lực lớn vì Netflix có những tiêu chuẩn riêng cho các phim trình chiếu, chẳng hạn phim phải có chất lượng hình ảnh của một phim điện ảnh. Do đó, mức đầu tư cho một tập phim khá cao, có khi lên đến tiền tỉ cho một tập.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận Netflix vẫn quá khó với các nhà sản xuất phim Việt Nam, bởi vấn đề nằm ở kịch bản. Netflix thích những bộ phim có câu chuyện thích hợp với khán giả quốc tế mà vẫn mang bản sắc quốc gia riêng với những tác phẩm có chiều sâu, kịch tính, trong khi đó, kịch bản hay đang là câu chuyện vô cùng “đau đầu” với điện ảnh Việt Nam lâu nay.

Về phía Netflix cũng có những khó khăn nhất định khi thị trường online Việt nam đang tồn tại nhiều vấn đề xuất phát từ sự lộng hành của những trang phim lậu. V

Vào Việt Nam đã 3 năm nhưng xuất chiếu từ Netflix vẫn còn khá khiêm tốn, đó cũng chính là lí do mà Netflix vẫn chưa mặn mà với thị trường Việt Nam. Cũng chính sự không mặn mà đó mà phim Việt chưa tiến tới được với số đông cộng đồng khán giả trên toàn thế giới. Như vậy, cái khó từ hai phía đang phải đối mặt là điều thực tế, nên để hợp tác cùng phát triển cũng đòi hỏi sự cố gắng từ cả hai.

Thực tế, nỗi lực tiếp cận để trở thành đối tác của Netflix như cách ê – kíp “Gái già lắm chiêu 3” hay “Hai Phượng” đang làm là hướng đi đáng được khích lệ. Bởi nền công nghiệp điện ảnh thế giới đang tiến tới chuyên nghiệp từ sản xuất đến phục vụ công chúng.

Để phim Việt đến được với Netflix và Netflix tiến gần tới khán giả Việt, ngoài sự nỗ lực của các nhà làm phim, công chúng Việt cũng đóng vai trò rất lớn. Nỗ lực đó thể hiện ở chỗ, đã đến lúc người xem cần chấm dứt thói quen “xài chùa” nghệ thuật như hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.