Phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”

GD&TĐ - Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” với nhiều nội dung thể hiện tính thực tế cao, đáp ứng yêu cầu mới.

Quyết định khẳng định nhu cầu học tập liên tục và suốt đời của người dân. Ảnh minh họa/INT
Quyết định khẳng định nhu cầu học tập liên tục và suốt đời của người dân. Ảnh minh họa/INT

Quan điểm chỉ đạo trong Quyết định số 1373/QĐ-TTg chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; vận dụng mọi hình thức giáo dục, đào tạo tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Ứng dụng công nghệ số và dạy học trực tuyến trong tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

Mọi công dân có trách nhiệm và quyền lợi được học tập thường xuyên, học suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu.

Duy trì và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ và cộng đồng; xây dựng môi trường học tập suốt đời tại nơi làm việc đáp ứng các yêu cầu về năng suất, hiệu quả, chuẩn mực đạo đức và tác phong văn hóa nghề nghiệp.

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và dòng họ, gia đình có trách nhiệm tạo các cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi để mọi người được tham gia học tập, nhất là các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số và miền núi, người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội.

Mục tiêu chung là tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Đề án cũng nêu nội dung tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xây dựng xã hội học tập; Hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập; Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời;

Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; Tổ chức các phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa.  

Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Đề án, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm của bộ, ngành trung ương và địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Quyết định giao Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ trì, điều phối thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Các bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng được giao các nội dung công việc liên quan.

Quyết định cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội ở trung ương liên quan, Hội Khuyến học Việt Nam,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cùng phối hợp thực hiện.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm và từng giai đoạn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; kiện toàn bộ phận chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 các cấp ở địa phương; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập.

Cân đối, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Đề án.

Xây dựng và phát triển các mô hình học tập, ngành nghề đào tạo, các nghề đặc thù cần học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp quy hoạch của từng tỉnh đến năm 2030. Kiểm tra, giám sát và định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hằng năm gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án về Bộ GD&ĐT để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.