Phẫu thuật thẩm mỹ - nên hay không nên?

GD&TĐ - Phẫu thuật thẩm mỹ được xem là thủ tục phẫu thuật nhằm tăng cường vẻ đẹp bề ngoài của một người, giúp một người trở nên tự tin hơn. Với những người đang do dự không biết có nên phẫu thuật thẩm mỹ hay không, bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý.  

Phẫu thuật thẩm mỹ - nên hay không nên?

Mọi người thường phẫu thuật thẩm mỹ theo những tiêu chuẩn vẻ đẹp mà những người nổi tiếng đặt ra. Các thủ tục phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến bao gồm hút mỡ - giúp một người giảm cân mau chóng; nâng mặt thường dùng đến biện pháp bơm Botox vào mặt - giúp cho da tăng độ đàn hồi và xóa bỏ các nếp nhăn. Môi và ngực cũng là những bộ phận trên cơ thể hay được phẫu thuật thẩm mỹ.

Nỗ lực để có bề ngoài đẹp hơn không có gì sai, nếu bạn không hài lòng với một bộ phận nào đó, bạn có thể chỉnh sửa bằng phẫu thuật. Thế nhưng bạn cần hiểu giới hạn của cơ thể mình. Khi bạn đẩy nó tới chân tường để đạt được điều gì đó hời hợt như sắc đẹp, bạn sẽ phải gánh hậu quả trong tương lai.

Do đó, bạn cần có những hy vọng thực tế từ việc phẫu thuật thẩm mỹ. Dưới đây là một số ưu và khuyết điểm của việc này.

Ưu điểm:

Tăng sự tự tin của một người. Nếu một người không thấy thoải mái với một phần cơ thể, anh/chị ta có thể trở thành người hướng nội và không nhận ra được tiềm năng của mình. Chưa bao giờ con người lại quan tâm đến cơ thể của mình như bây giờ. Vẻ đẹp và tài năng đi đôi với nhau sẽ hỗ trợ nhau tốt hơn. Trong trường hợp như vậy, một ca phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh sửa những sai sót có thể mang lại lợi ích.

Giúp cải thiện chức năng của cơ thể. Một số thủ tục phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ vì mục đích làm đẹp, ví dụ như những ca phẫu thuật mí mắt có thể giúp mắt bạn hoạt động tốt hơn.

Nhược điểm:

Chi phí: Nhược điểm lớn của phẫu thuật thẩm mỹ là yếu tố chi phí. Hầu hết các ca phẫu thuật đều rất tốn kém. Thông thường một số ca phẫu thuật đòi hỏi bạn phải chỉnh sửa nhiều lần để đạt được kết quả như mong muốn.

Kết quả không như ý. Cho rằng bạn sẽ đẹp lên ngay sau khi phẫu thuật là điều sai lầm. Bạn nên thảo luận với bác sĩ và hậu quả cuộc phẫu thuật. Thông thường, bạn bạn cần phẫu thuật chỉnh sửa nhiều lần trước khi đạt được những gì mình muốn.

Ngoài ra, bạn không nên mong chờ sự thay đổi ngay sau khi phẫu thuật. Cơ thể bạn đã bị thay đổi nên nó cần thời gian để trở về trạng thái bình thường.

Nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng:

- Nếu bạn chọn nâng mặt, bạn có thể phải đi trốn ít nhất 2 tuần vì mặt của bạn sẽ sưng vù lên sau phẫu thuật

- Nếu bạn hút mỡ, cơ thể bạn sẽ trải qua sự ớn lạnh vì bị giảm cân đột ngột

- Nếu bạn cấy ngực thì vật cấy sẽ có nguy cơ bị nổ hoặc rò rỉ và cần có một cuộc phẫu thuật khác để khắc phục. Ngoài ra, bạn sẽ không cho con bú sữa mình được nữa.

Hậu quả nếu chọn sai bác sĩ. Đây là điều vô cùng quan trọng. Nếu bác sĩ không biết mình đang làm gì thì mọi chuyện sẽ rất kinh khủng. Hãy chọn bác sĩ có tay nghề cao, đúng chuyên ngành, giàu kinh nghiệm và một danh sách khách hàng ấn tượng.

Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn chớ nên nghiện phẫu thuật thẩm mỹ vì nó không phải  là giải pháp rốt ráo cho tất cả các vấn đề của bạn. Chỉ bởi vì nâng được mặt hay mũi của bạn nhìn đẹp hơn mà bạn tiếp tục tìm kiếm khuyết điểm khác trên cơ thể mình – điều này là hoàn toàn không nên.

Điều cuối cùng và cũng rất quan trọng là con người thường quên rằng vẻ đẹp nội tâm quan trọng hơn vẻ đẹp bề ngoài. Cơ thể chúng ta được xem như là một ngôi đền linh thiêng. Thay vì chán nản về nó, chúng ta hãy nên học cách chấp nhận như nó vốn có. Điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn và có sự hài lòng về lâu dài.

Theo Boldsky

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.