Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa ký và ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xâm thực biển, nỗi lo ở ĐBSCL hiện nay (Ảnh minh họa)
Xâm thực biển, nỗi lo ở ĐBSCL hiện nay (Ảnh minh họa)

Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, khó lường. Hoạt động khai thác tài nguyên nước ở thượng nguồn và nội vùng tiếp tục gia tăng. Tình trạng sụt lún đất, xâm thực biển, xói lở bờ sông, bờ biển, thiếu nước, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ tác động tiêu cực đến toàn vùng ĐBSCL.

Do vậy, trong Chỉ thị số 23 /CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương trong vùng tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai quyết liệt Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, khẩn trương xây dựng thể chế điều phối vùng, tạo cơ chế phát triển bền vững ĐBCL.Đẩy mạnh vai trò liên kết vùng trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Sau hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, dự án cấp bách; từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn lực, tăng cường kết nối liên vùng về hạ tầng và kinh tế; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho toàn vùng.

Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn chậm do nhiều hạn chế. Chẳng hạn, các cấp, các ngành, các địa phương còn thiếu chủ động trong nghiên cứu, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đáp ứng đòi hỏi phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương. Quy định về điều phối, liên kết hợp tác nội vùng và liên vùng còn thiếu và chưa hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.