Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nhưng đang có nguy cơ cạn kiệt, nhất là các tỉnh của nước ta nằm cuối lưu vực sông Mê Công. Trong khi đó, đảm bảo nguồn nước chính là điều kiện tiên quyết, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi địa phương.
Những năm gần đây, khu vực này thường xuyên xuất hiện dòng chảy thượng nguồn đầu mùa khô về thấp, xâm nhập mặn chỉ xâm nhập sâu khoảng 60 km, nhưng cao nhất lên tới 90 km.
Khu vực ĐBSCL có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km. Trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với khoảng 566km. Sạt lở bờ biển 52 điểm với tổng chiều dài 268km.
Điều quan ngại nhất đối với các tỉnh trong khu vực ĐBCL của Việt Nam hiện nay đó là nằm ở cuối nguồn sông Mê Công, phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực và thách thức. Đặc biệt sự tác động mạnh mẽ do biến đổi khí hậu và sự gia tăng sử dụng nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công.
Chính vì những thách thức này đã khiến cho ĐBSCL xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng. Nó làm ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chủ trì Hội nghị cho rằng sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, nhận thức chung của toàn xã hội về các thách thức, tư duy phát triển bền vững ĐBSCL đã có nhiều chuyển. Song, mặt tiêu cực vẫn còn chưa được khắc phục. Chính vì vậy cần khẳng định vị trí chức năng nhiệm vụ đối với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
Trong đó, các hoạt động liên quan như ngoại giao với các quốc gia thượng nguồn tham vấn về các đề sử dụng nước hợp lý thông qua các tham vấn kỹ thuật thủy điện trên các dòng chính sông Mê Công. Cập nhật liên quan đến các nguy cơ giải pháp toàn diện.